Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Diện tích trồng nông sản xuất khẩu: Thông thường, nhu cầu về một mặt hàng nông sản xuất khẩu nào đó đạt ở mức cao và được duy trì đều đặn qua các năm, thì sẽ kéo theo diện tích sản xuất hàng nông sản xuất khẩu cũng tăng. Ngược lại, nếu nhu cầu của thị trường đang tăng lên nhưng diện tích trồng nông sản suy giảm thì chứng tỏ khả năng hạn chế của hàng nông sản xuất khẩu thông qua khả năng cạnh tranh kém.

- Chất lượng giống: Nông sản có chất lượng giống tốt thì khả năng tạo ra đầu ra có chất lượng cao thường tăng lên, tác động tích cực đến khối lượng xuất khẩu nông sản hàng năm. Giống nông sản có chất lượng cao khi hạt đạt kích cỡ tiêu chuẩn, tỷ lệ nảy mầm đạt tối thiểu 70% (đối với các loại hạt giống), cây đạt kích cỡ tiêu chuẩn, tỷ lệ ra quả đạt 100%, quả hoặc đầu ra có khối lượng đạt 99% khối lượng tiêu chuẩn (đối với cây giống).

- Chất lượng nông sản: Nông sản có chất lượng tốt là yếu tố tiên quyết để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng lượng KNXKHNS hàng năm ra thị trường thế giới. Nông sản chất lượng là nông sản đáp ứng các quy chuẩn về kích cỡ, chất lượng, màu sắc về nông sản hàng hóa xuất khẩu; được thu hoạch và bảo quản đảm bảo đúng quy trình. Các quy chuẩn chất lượng điển phổ biến hiện nay bao gồm: VietGAP, VietGlobal, ISO, VietASEAN, tiêu chuẩn EU….

- Tốc độ tăng trưởng XKHNS bình quân: Trong đề tài này, tốc độ tăng trưởng bình quân được tính toán để xác định mức tăng trưởng hàng năm trong XKHNS của tỉnh Yên Bái, nó phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho cả một thời kì.

Tốc độ tăng trưởng bình quân được tính theo công thức sau:

1/ 1 1 100 n in i i T T x T               %

Trong đó: Ti là tốc độ tăng trưởng bình quân; Ti1 là giá trị XK hàng hóa i tại năm đầu; Tin là giá trị XK hàng hóa i tại năm cuối n; n là số năm.

- Cơ cấu hàng nông sảnxuất khẩu theo loại nông sản:

Việc xác định cơ cấu hàng nông sản hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, thứ nhất nó sẽ tạo điều kiện để khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương, thứ hai góp phần thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển.

Trong đề tài này, cơ cấu nông sản xuất khẩu theo loại nông sản cho biết nông sản xuất khẩu đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng giá trị XKHNS của tỉnh Yên Bái ra thị trường nước ngoài.

Được xác định bằng công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%)

của nông sản i =

Giá trị xuất khẩu hàng nông sản i

Tổng giá trị XKHNS của tỉnh x 100

- Cơ cấu hàng nông sảnxuất khẩu theo mức độ chế biến:

Trong đề tài này, cơ cấu nông sản xuất khẩu theo mức độ chế biến cho biết tỷ lệ KNXK nông sản thô, nông sản sơ chế, nông sản chế biến sâu chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng giá trị XKHNS của tỉnh Yên Bái ra thị trường nước ngoài.

Được xác định bằng công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%)

của nông sản theo mức độ chế biến i

= Giá trị XKHNS theo mức độ chế biến i x 100% Tổng giá trị XKHNS của tỉnh

- Tỷ trọng KNXKHNS: Là tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nông sản của Yên Bái so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu.

Trong đề tài này, tỷ trọng KNXKHNS cho biết tỷ lệ phần trăm mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Yên Bái chiếm bao nhiêu % trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh.

Được xác định bằng công thức Tỷ trọng

KNXKHNS =

Tổng KNXK hàng nông sản

- Cơ cấu KNXKHNS theo thị trường:

Việc xác định cơ cấu của thị trường xuất khẩu hàng nông sản cho các Doanh nghiệp thấy rõ được những thị trường chính, thị trường tiềm năng mà họ nên đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu để xuất khẩu các mặt hàng nông sản của mình vào đó, đồng thời cũng giúp các Doanh nghiệp phân tích được những thị trường có cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản vào kém hơn để có những hoạch định chiến lược xuất khẩu sang sao cho đạt hiệu quả nhất.

Trong đề tài này, cơ cấu thị trường xuất khẩu cho biết hàng NSXK của tỉnh Yên Bái sang một thị trường nhất định chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số hàng NSXK của tỉnh Yên Bái

Được xác định bằng công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%) hàng NSXK sang thị trường i = Tổng KNNSXK sang thị trường i của tỉnh Yên Bái

Tổng kim ngạch hàng NSXK của tỉnh

Chương 3

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

3.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)