Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnhYên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 68 - 79)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnhYên Bái

3.2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnhYên Bái

Có thể nói trong giai đoạn vừa qua hoạt động xuất khẩu của Yên Bái đã thu được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2012-2016 đạt 12,5%, góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái và nền kinh tế quốc

dân. Đóng góp và sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung, thì vai trò của xuất khẩu hàng nông sản cực kỳ quan trọng. Trong đó các mặt hàng nông sản như quế, chè, táo mèo đã chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thể hiện sự đóng góp cụ thể như sau:

3.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Yên Bái.

Bảng 3.3. Tỷ trọng KNXK hàng nông sản của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2016

Năm Tổng KNXK

KNXK nông, lâm, thủy sản KNXK nông sản

Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 2012 38,24 10.10 26.4 4.86 12.7 2013 44,54 13.99 31.4 7.75 17.4 2014 49,82 13.25 26.6 6.33 12.7 2015 68,17 17.52 25.7 8.52 12.5 2016 75,85 19.27 25.4 10.32 13.6 Trung bình 55.32 14.82 27.10 7.55 13.78

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Yên Bái

Nếu tính cả giai đoạn nghiên cứu (2012-2016) thì hàng nông, lâm, thủy sản chiếm trung bình khoảng 27,10% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản có giá trị trung bình cả giai đoạn là 3.77 triệu USD với tỷ trọng chung là 13.78%. Chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2013 đạt 17.4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp nhất là năm 2015 đạt 12.5%.

Đơn vị: Triệu USD

Hình 3.9. Thay đổi về giá trị KNXK nông sản Yên Bái qua các năm

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Yên Bái

Biểu đồ 3.9 cho thấy mặc dù tổng KNXK nông sản của toàn tỉnh tăng đều theo các năm nhưng tỷ trọng KNXK nông sản trên tổng KNXK lại không ổn định, tỷ trọng KNXK đạt mức cao nhất năm 2013 sau đó giảm mạnh trong năm 2014. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2 năm gần đây (2015-2016), KNXK nông sản tỉnh Yên Bái đã có dấu hiệu tăng trưởng khả quan, đạt tỷ trọng 13.6% vào năm 2016.

3.2.2.2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Yên Bái trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, tỉnh ngày càng có nhiều hàng nông sản được xúc tiến xuất khẩu. Trong đó có nhiều mặt hàng nông sản đạt giá trị KNXK cao lên đến hàng chục tỷ đồng như táo mèo, quế, chè…

Táo mèo, quế và chè là 3 nông sản xuất khẩu chủ yếu của Yên Bái trong giai đoạn 2012-2016, trong đó, táo mèo luôn chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng nông sản của tỉnh. Năm 2015, giá trị KNXK của táo mèo là 1.82 triệu USD, tương đương 40 tỷ đồng, chiếm tỷ

trọng 21.32% của tổng KNXK nông sản của Tỉnh. Năm 2016, táo mèo tăng 1,06% tỷ trọng xuất khẩu, giá trị lên mức 2.31 triệu USD, chiếm tỷ trọng 22.28% Quế là nông sản có giá trị KNXK cao thứ hai với mức giá trị xuất khẩu lần lượt là 1.29 triệu USD và 1.69 triệu USD trong 2 năm 2015-2016, tăng 1.22%/năm.

Bảng 3.4. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu theo loại nông sản

Đơn vị: Triệu USD & %

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Tổng KNXK nông sản 6.48 100 7.93 100 8.06 100 8.52 100 10.32 100 KNXK táo mèo 1.13 17.4 1.38 17.4 1.54 19.1 1.82 21.3 2.31 22.4 KNXK quế 1.12 17.3 1.19 15.0 1.25 15.5 1.29 15.1 1.69 16.4 KNXK chè 0.83 12.8 1.08 13.6 1.26 15.6 1.01 11.8 1.20 11.6 KNXK nông sản khác 3.4 52.5 4.28 54.0 4.01 49.8 4.41 51.8 5.12 49.6

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái

Chè là nông sản có tỷ trọng xuất khẩu cao thứ ba với giá trị xuất khẩu đạt 1.01 triệu USD năm 2015 và tăng nhẹ lên mức 1.2 triệu USD năm 2016. Các nông sản khác bao gồm: Sắn củ tươi, thóc, ngô, lạc, đậu tương, thịt hơi xuất chuồng các loại, nhãn, vải, bưởi, cam, quýt…đều là những nông sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong KNXK của toàn tỉnh (thường ở mức dưới 5%). Tổng KNXK của các nông sản này chiếm khoảng 50% tỷ trọng nông sản xuất khẩu, với giá trị 2 năm gần đây là 4.41 triệu USD và 5.12 triệu USD.

Bảng 3.5. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu theo mức độ chế biến ĐVT: % ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng KNXK nông sản 100 100 100 100 100 KNXK nông sản thô 60.23 57.92 53.24 49.28 46.62 KNXK nông sản sơ chế 31.77 35.00 37.10 39.63 41.28 KNXK nông sản chế biến sâu 8.00 8.08 9.66 11.09 12.10

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái

Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Yên Bái cũng đang có xu hướng chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông sản sơ chế và chế biến sâu tăng, trọng sản nông sản thô giảm. Các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản đã ý thức được việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu, đã từng bước cải tiến, đầu tư trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường.

Tuy nhiên so với yêu cầu của thị trường thế giới thì tỷ trọng nông sản xuất khẩu chế biến sâu của tỉnh mới chỉ đạt 12% tổng sản lượng nông sản xuất khẩu của toàn tỉnh. Phần lớn các nông sản mới chỉ xuất khẩu thô hoặc qua sơ chế, không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng cao của thị trường thế giới. Mặc dù các doanh nghiệp của tỉnh đã ý thức được phải nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, nhưng nhìn chung mức độ vẫn còn chậm, tỷ lệ nông sản thô hoặc mới qua sơ chế còn lớn.

3.2.2.3. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản Yên Bái

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Yên Bái hiện nay tương đối phong phú, đa dạng. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, thị trường xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất của Yên Bái hiện nay là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Lào và Campuchia.

Bảng 3.6: Cơ cấu kim ngạch XKHNS của tỉnh Yên Bái theo thị trường ĐVT: Nghìn USD ĐVT: Nghìn USD STT Thị trường xuất khẩu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Trung Quốc 1,326.4 1,659.2 1,532.6 1,840.0 2,041.2 2 Đài Loan 984.3 1,237.7 1,173.9 1,397.7 1,673.5 3 Hàn Quốc 654.2 569.4 646.4 726.4 892.2 4 Malaysia 650.4 793.9 771.9 941.0 938.4 5 Lào 622.2 904.5 1,010.4 1,170.7 1,436.9 6 Campuchia 567.8 791.3 928.4 987.7 1,146.1 7 Các quốc gia khác 54.7 1,794.0 266.5 1,456.4 2,191.7 8 Tổng 4,860.0 7,750.0 6,330.0 8,520.0 10,320.0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái

Qua bảng trên ta thấy, các thị trường xuất khẩu chính của tỉnh Yên Bái đều là các nước châu Á. Tổng KNXKHNS của tỉnh Yên Bái sang thị trường các nước này tăng dần qua các năm, tuy nhiên, KNXKHNS của tỉnh sang thị trường từng nước có sự tăng giảm thất thường. Xem xét chi tiết hơn, ta thấy rằng KNXKHNS của tỉnh Yên Bái sang thị trường một số nước châu Á thời kỳ từ 2012 đến 2016 hàng năm đều tăng, chứng tỏ hàng hoá nông sản của ta thâm nhập vào thị trường các nước này ngày càng nhiều, quan hệ thương mại với thị trường một số nước châu Á ngày càng khăng khít. XKHNS của tỉnh Yên Bái sang các nước thị trường một số nước châu Á không tăng cao trong năm 2014 so với các năm 2012, 2013, 2015, 2016. Nguyên nhân chính là do ba nước Trung Quốc, Đài Loan và Lào phải nhập khẩu một lượng lớn hàng nông sản do mất mùa vào năm 2013, nên nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản đã giảm vào năm 2014. Và một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là năm 2014 do khủng hoảng kinh tế nên mức độ nhập khẩu hàng hóa các nước trong khu

vực châu Á bị chững lại. Như vậy, việc các nước nhập khẩu hàng nông sản của tỉnh Yên Bái phục hồi sau khủng hoảng cũng đã có nhưng tác động tích cực đến xuất khẩu của tỉnh. Chẳng hạn đối với thị trường Hàn Quốc thì năm 2012 kim ngạch XKHNS của tỉnh sang nước này là 654.2 nghìn USD, đến năm 2013 giảm xuống còn 569.4 nghìn USD, sang năm 2014 lại tăng lên là 646.4 nghìn USD và năm 2015 và 2016 tiếp tục tăng là 726.4 nghìn USD và 892.2 nghìn USD.

Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc là cao nhất. Cụ thể, năm 2012, tổng kim ngạch NSXK của tỉnh sang nước này là 1,326.4 nghìn USD, đến năm 2013 tăng lên là 1,659.2 nghìn USD. Sang năm 2014 do khủng hoảng kinh tế tài chính trên toàn thế giới lên đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của tỉnh và tổng kim ngạch NSXK sang nước này giảm là 1,532.6 nghìn USD lại tăng lên là 1,840.0 nghìn USD vào năm 2015 do các nước đã dần phục hồi kinh tế, đến năm 2016 thì KNXKHNS sang thị trường này lại giảm xuống còn 2,041.2 nghìn USD.

Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan với tổng kim ngạch nông sản xuất sang thị trường này là 984.3 nghìn USD năm 2012, tăng lên 1,237.7 nghìn USD năm 2013. Năm 2014 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên lượng XKHNS sang thị trường Đài Loan cũng giảm xuống còn 1,173.9 nghìn USD. Nhưng sang đến năm 2015 tổng kim ngạch nông sản xuất sang nước này tăng vọt lên 1,397.7 nghìn USD, năm 2016 tăng lên là là 1,673.5 nghìn USD do nền kinh tế bắt đầu phục hồi.

Đứng ở vị trí cuối trong tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu là Campuchia. Cụ thể năm 2012, tổng KNXKHNS sang nước này là 567.8 nghìn USD, năm 2013 là 791.3 nghìn USD và tăng lên là 1,146.1 nghìn USD trong năm 2016.

Tốc độ tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng bình quân trong XKHNS của tỉnh sang thị trường một số nước châu Á được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng KNXKHNS của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: % STT Thị trường xuất khẩu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Trung Quốc 7.91 25.09 -7.63 20.06 10.93 2 Đài Loan 6.19 25.75 -5.16 19.07 19.73 3 Hàn Quốc 23.07 -12.97 13.53 12.38 22.82 4 Malaysia 22.1 22.07 -2.77 21.9 -0.27 5 Lào 32.16 45.37 11.71 15.87 22.74 6 Campuchia 32.5 39.36 17.32 6.39 16.04 7 Tổng 20.66 24.11 4.50 15.95 15.33

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái

Dựa trên số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Yên Bái sang các thị trường chủ yếu thời kỳ 2012 - 2016 và nhìn vào bảng 3.7 ta thấy rõ năm 2013 là năm KNXKHNS của tỉnh có tốc độ tăng trưởng lớn nhất với tốc độ tăng trưởng là 24.11%, cao hơn năm 2012 gần 4%. Năm 2014 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 4.5%. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế khiến các quốc gia giảm nhập khẩu, đồng thời, các doanh nghiệp trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của bên xuất khẩu và bị các nước xuất khẩu áp một số hạn ngạch về chất lượng sản phẩm, làm cho tốc độ tăng trưởng ở năm 2014 giảm. Sang đến Năm 2015, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ khi các nước dần thoát khỏi khủng hoảng và đạt 15.95%. Nhưng đến năm 2016, do yếu tố thời tiết, cũng như là yếu tố giá cả nên đã ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất cũng như KNXKHNS của tỉnh, làm cho tốc độ tăng trưởng thời kỳ này giảm xuống, còn 15.33%. Như vậy, qua phân tích trên ta thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh vào thị trường quốc tế là không đều, lên xuống thất thường do rất nhiều yếu tố tác động.

ĐVT: %

Hình 3.10. Tốc độ tăng trưởng bình quân XKHNS của tỉnh Yên Bái sang thị trường các nước giai đoạn 2012 - 2016

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân trong XKHNS của tỉnh sang thị trường một số nước châu Á đạt 16.11%/năm trong giai đoạn 2012 - 2016. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này khi XKHNS vào Lào là cao nhất, đạt 25,57% do các chính sách hợp tác mở cửa của Việt Nam và Lào là nhân tố thúc đẩy mức tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng nông sản của Yên Bái sang quốc gia này. Kế tiếp là Campuchia với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 đạt 22,32%, rồi đến Đài Loan với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13.12%. Còn thị trường có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 11.27%, kế tiếp là Hàn Quốc với mức tăng trưởng bình quân vào thị trường này trong cả giai đoạn 2012 - 2016 chỉ đạt 11,77%, rồi đến thị trường Malaysia với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,61%. Đây là những thị trường khó tính mà tỉnh cần nâng cao chất lượng nông sản để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường này.

Bảng 3.8: Tỷ trọng của tổng kim ngạch XKHNS sang các thị trường chủ yếu so với tổng KNXKHNS của tỉnh Yên Bái

Đơn vị: Nghìn USD & %

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Tổng KNXKHNS của tỉnhYên Bái (NghìnUSD) 4,860.0 7,750.0 6,330.0 8,520.0 10,320.0 2. Tổng KNXKHNS vào các thị trường chủ yếu (Nghìn USD) 4,805.3 5,955.9 6,063.5 7,063.6 8,128.3 3. Tỷ trọng (%) 98.87 76.85 95.79 82.91 78.76 Cụ thể: 4. Trung Quốc (%) 27.29 21.41 24.21 21.60 19.78 5. Đài Loan (%) 20.25 15.97 18.54 16.40 16.22 6. Hàn Quốc (%) 13.46 7.35 10.21 8.53 8.65 7. Malaysia (%) 13.38 10.24 12.19 11.04 9.09 8. Lào (%) 12.80 11.67 15.96 13.74 13.92 9. Campuchia (%) 11.68 10.21 14.67 11.59 11.11 10. Các nước khác (%) 1.13 23.15 4.21 17.09 21.24

(Nguồn: Sở công thương và tính toán của tác giả)

Qua số liệu tính toán ở bảng 3.8 ta thấy, các thị trường XKHNS giai đoạn 2012 - 2016 chủ yếu của tỉnh là thị trường Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Lào, Campuchia. Trong đó thị trường Trung Quốc, Đài Loan luôn là thị trường chính, mang tính truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong KNXKHNS của tỉnh. Số liệu ở bảng trên cũng cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường một số nước châu Á so với tổng KNXKHNS của tỉnh Yên Bái chiếm trên 75%.

Để có một cái nhìn rõ hơn về vị trí của thị trường một số nước châu Á đối với hoạt động xuất khẩu của tỉnh Yên Bái, ta đi xem xét cụ thể bảng số liệu này.

Thị trường Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản chủ yếu nhiều nhất của Tỉnh. Đây là thị trường chuyên thực hiện dịch vụ chuyển tải, tạm nhập tái xuất, hàng hoá của các nước xuất khẩu sang thị trường này thường được chế biến thành sản phẩm tinh chế để XK sang các thị trường khác với nhãn mác của các doanh nghiệp Trung Quốc, do vậy dễ hiểu khi thị trường này luôn chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nông sản của tỉnh Yên Bái nói riêng và của nước Việt Nam nói chung. Năm 2013, hầu hết các nước đều giảm kim ngạch nhập khẩu là do ảnh hưởng liên tiếp của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong đó Trung Quốc là một trong những thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất vì vậy lượng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã giảm đi đáng kể chiếm tỷ trọng 21,41%. Sang năm 2013, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, kim ngạch XK vào thị trường này đã tăng thêm 19%, đạt 6,063.5 nghìn USD, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu cũng tăng so với năm trước. Sang đến năm 2016, tỷ trọng này giảm xuống còn 19,78%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp XKHNS trong tỉnh không chỉ chú trọng vào một thị trường chính mà còn mở rộng sang các thị trường khác nữa nhằm tránh rủi ro cho hoạt động xuất khẩu khi nền kinh tế nước đó gặp biến động.

Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan, mặc dù tỷ trọng về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)