Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất hàng nông sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 104 - 105)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản

4.2.1. Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất hàng nông sản

Một nền nông nghiệp hiện đại nói chung và sản xuất hàng nông sản phát triển nói riêng giống như các nước phát triển đều có sự quy hoạch thống nhất với quy mô lớn. Một điển hình trong sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Yên Bái nói riêng là diện tích sản xuất phân tán, nuôi trồng nhỏ lẻ, điều này vừa khó khăn cho việc chăm sóc, thu hoạch, chi phí tăng cao, đồng thời cũng khó khăn trong thống nhất việc ban hành chính sách điều tiết sản lượng nuôi trồng cũng như lượng NSXK. Để dần khắc phục tình trạng trên, dưới đây là một số đề xuất giải pháp nên áp dụng:

- Quy hoạch phân bố đất sản xuất hàng nông sản cho từng vùng trong tỉnh. Xác định rõ đất sản xuất hàng nông sản của từng vùng, để phát huy lợi thế của từng vùng và có sản lượng hàng hoá lớn, tiện lợi cho chế biến và chiến lược tiêu thụ xuất khẩu hàng nông sản. Có thể áp dụng các công nghệ hiện đại như GIS, ảnh vệ tinh để theo dõi diễn biến đất sản xuất hàng nông sản hàng vụ làm cơ sở cảnh báo an ninh lương thực.

- Khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng, tích tụ đất đai để có sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn hơn.

- Xây dựng cơ chế hợp tác liên kết 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước) để phát triển sản xuất và chế biến nông sản trên nguyên tắc nông dân có đất đai và lao động, doanh nghiệp cung cấp vốn và bao tiêu nông sản nguyên liệu, nhà khoa học tham gia với doanh nghiệp để tư vấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân sản xuất hàng nông sản, tỉnh xây

dựng qui hoạch và tham gia hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu. Đồng thời tổ chức đăng ký thương hiệu, sản phẩm nông sản hàng hoá để thống nhất quản lý chất lượng sản phẩm. Biện pháp này nâng cao hiệu quả của chu trình sản XKHNS, và thông qua sự liên kết và tham gia này thì hoạt động sẽ trở thành hệ thống, từ đó giúp UBND tỉnh đưa ra những chính sách và cơ chế phù hợp để phát triển nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)