Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 55 - 58)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Khí hậu

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37-390C, thấp nhất từ 2-40C); tổng nhiệt độ trong năm từ 7.500- 8.0000 C lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu:

- Tiểu vùng Mù Cang Chải

- Tiểu vùng Văn Chấn - Nam Văn Chấn - Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ

- Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe - Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình

3.1.2.2. Đất đai

Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.886,28 km². Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 5.850,9 km², chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 537,11 km² chiếm 7,80%, diện tích

đất chưa sử dụng là 498,28 km² chiếm 7,24%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%, đứng thứ 2 trong cả nước.

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 107.317,69 ha; đất lâm nghiệp 474.768,01 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.574,35 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì đất ở 4.826,62 ha; đất chuyên dùng 13.837,31 ha, còn lại là đất sử dụng vào mục đích khác. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì đất bằng chưa sử dụng là 666,02 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 48.654,14 ha, còn lại là núi đá không có rừng cây. Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Năm 2016, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Yên Bái đạt 406.230,8 ha, trong đó: đất rừng tự nhiên 231.563,7ha, đất rừng trồng 174.667,1 ha; đạt độ che phủ trên 58,4%.

Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, và núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cậy họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hò thủ ô, hoài sơn, sa nhân), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đẵng, ếch dát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất) cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè).

3.1.2.4.Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện đã điều tra 257 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham (Văn Chấn). Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Lục Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sông Hồng. Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm chữa bệnh.

3.1.2.5. Nguồn nước

Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.500mm đến 2.200mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao. Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới 1.600mm; khu vực dọc theo thung lũng sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600mm. Nguồn nước ở tỉnh Yên Bái có trữ lượng rất lớn cả nguồn mặt và nguồn ngầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)