Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu hàng nông sản trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 101 - 104)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu hàng nông sản trên địa

4.1.1. Phương hướng cho xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Từ những vấn đề đã nghiên cứu trên, để phát triển XKHNS của tỉnh sang thị trường một số nước châu Á theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả cao, tỉnh Yên Bái đã đưa ra một số phương hướng quan trọng cần chú trọng thực hiện như sau:

- Tiếp tục xây dựng nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững, thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trong sản xuất XKHNS bằng các mô hình sản xuất tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất để từng bước tiến lên sản xuất lớn hiện đại.

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến từ sơ chế đến tinh chế, hiện đại hóa công nghiệp chế biến, gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, từng bước nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩunhằm tạo dựng chỗ đứng vững chắc và cải thiện vị thế có lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu của XKHNS để nâng cao giá trị XKHNS. Chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng có hàm lượng tinh lớn hay nói cách khác là chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến có giá trị cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu cần tranh thủ nguồn vốn, đầu tư

xây dựng cơ bản, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây truyền công nghệ chế biến phù hợp để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

- Tiếp tục chủ trương lấy thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, ASEAN làm thị trường xuất khẩu chính. Ngoài ra các doanh nghiệp cần không ngừng mở rộng thị trường, tiến hành hợp tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài về sản xuất, chế biến hàng nông sản để tạo ra nguồn hàng có chất lượng cao. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường, cải thiện khả năng xâm nhập trực tiếp vào thị trường nước ngoài. Tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Tích cực tham gia hợp tác khu vực và toàn cầu trong phát triển XKHNS.

- Tỉnh sẽ cùng các doanh nghiệp tham gia vào tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đồng thời Tỉnh cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến hàng nông sản. Các doanh nghiệp này phát triển sẽ thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm đáng kể cho người lao động, cùng giải quyết nạn thất nghiệp.

- Tập trung mọi nỗ lực hoàn thiện quy hoạch sản xuất, gắn quy hoạch sản xuất với quy hoạch hệ thống chế biến và xuất khẩu để nhanh chóng ổn định diện tích, sản lượng canh tác, điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng hợp lý giữa các vùng trong tỉnh theo xu hướng chuyên môn hóa sâu nhưng đồng thời giảm dần mức độ độc canh của cây trồng. Đẩy mạnh thâm canh, chuyển dần sang đầu tư chiều sâu để nâng cấp hệ thống sản xuất, chế biến nhằm thay đổi dần cơ cấu và chất lượng XKHNS, từng bước đa dạng hóa, thương hiệu hóa sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp “sạch”, an toàn.

- Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết hợp lý vấn đề sở hữu kinh tế; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực mà trọng tâm là đào tạo nghề cho nguồn nhân lực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; kết hợp giữa tăng thu nhập nhờ tăng hiệu quả sản xuất và các chính sách ưu đãi của nhà nước để ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

- Huy động vốn trên cơ sở phát huy hết khả năng của tất cả các thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức, kết hợp với các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái để xây dựng nên các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng nông nghiệp và chế biến thực phẩm xuất khẩu có trình độ công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, phù hợp với chủ trương kết hợp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta.

4.1.2. Mục tiêu

4.1.2.1. Mục tiêu chung

- Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng một số mô hình, vùng sản xuất có công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. Mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành vùng sản xuất phù hợp với lợi thế từng địa phương, tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

- Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới.

- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xuất khẩu hàng nông sản sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 18-22%/năm trong giai đoạn 2018-2022.

- Tăng tỷ trọng hàng nông sản có chất lượng cao, đạt mức từ 40-60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản.

- Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản vào các thị trường hiện tại, thâm nhập vào các thị trường có mức tiêu thụ nông sản cao và khó tính như Mỹ, Nhật, EU, tập trung vào những nông sản có chất lượng cao.

- Đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản qua các kênh phân phối hiện đại, tăng việc áp dụng giao dịch nông sản qua các hợp đồng nông sản. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng hàng nông sản được tiêu thụ qua các kênh phân phối như trung tâm thương mại, siêu thị,… chiếm từ 25-35%.

4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)