Diện tích đất nông nghiệp sử dụng và diện tích các loại cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 59 - 61)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.4. Diện tích đất nông nghiệp sử dụng và diện tích các loại cây trồng

xuất khẩu chính

Là một tỉnh nằm trong vùng khí hậu ôn đới, rất thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Diện tích chỉ chiếm 0,499% về diện tích và 1,88% dân số của Việt Nam. So với nhiều tỉnh trong cả nước, qui mô kinh tế XKHNS tỉnh Yên Bái thuộc loại nhỏ. Tuy nhiên,

trong hơn 10 năm qua, sản xuất NSXK của tỉnh Yên Bái đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích và sản lượng, đóng góp quan trọng vào giá trị NSXK của cả nước. Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh qua 5 năm như sau:

Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp sử dụng của tỉnh từ năm 2012 - 2016

Đơn vị: ha TT Diện tích đất nông nghiệp Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Đất trồng cây hàng năm 70.712 70.118 69.749 68.968 68.144 2. Đất trồng cây lâu năm 15.602 15.450 15.454 15.025 14.626 3. Đất rừng phòng hộ 5.017 4.901 4.901 4.812 4.746 4. Đất rừng đặc dụng 1.543 1.539 1.539 1.538 1.528 5. Đất rừng sản xuất 4.430 4.426 4.421 4.373 4.373 6. Đất nuôi trồng thủy sản 9.274 9.263 9.260 9.436 9.610

Tổng 106.578 105.697 105.324 104. 152 103.027

(Nguồn:Cục thống kê tỉnh Yên Bái)

Từ chỗ các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, mang tính thu gom để xuất khẩu những lô hàng nhỏ, dần từng bước đã hình thành những vùng chuyên canh, trồng và chế biến nông sản, tạo nên những mặt hàng xuất khẩu ngày càng lớn có ấn tượng trên thị trường. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như táo mèo, quế, chè, sắn củ tươi, thóc, ngô, lạc, đậu tương, thịt hơi xuất chuồng các loại, nhãn, vải, bưởi, cam, quýt … đã bắt đầu có những thị phần trên thế giới. Tổng diện tích canh tác những loại cây có ưu thế nhất của tỉnh là táo mèo, quế, chè là 92.380 ha. Như vậy, tỉnh Yên Bái đang có manh nha hình thành vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Bắc Bộ. XKHNS mặc dù không phải là hoạt động kinh tế trọng tâm của tỉnh, nhưng nó có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội của toàn tỉnh nói chung.

Bảng 3.2. Diện tích các loại cây trồng xuất khẩu chính từ năm 2012 - 2016 từ năm 2012 - 2016

Đơn vị: Ha

STT Loại cây trồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Táo mèo 1.685 1.430 1.350 1.671 1.725 2. Quế 1.707 1.696 1.704 1.684 1.672 3. Chè 13.222 13.490 13.595 13.809 14.217 4. Nông sản khác 2.478 2.561 2.326 2.139 2.159

(Nguồn:Cục thống kê tỉnh Yên Bái)

Từ 2012 đến 2016, diện tích canh tác của hầu hết các loại cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày đều có xu hướng giảm xen kẽ với những thời kỳ tăng, giảm đột biến với biên độ giao động khá nhỏ. Sản lượng các mặt hàng NSXK của tỉnh Yên Bái ngày càng chiếm tỷ trọng trong tổng sản lượng các mặt hàng này của nước ta. Yếu tố kinh tế là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự gia tăng sản lượng của tỉnh. Với việc chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa kinh tế và hiệu quả thiết thực về kinh tế của NSXK so với các loại cây trồng khác đã thúc đẩy mở rộng diện tích và gia tăng sản lượng nhanh chóng. Tuy vậy, thời gian qua diện tích trồng một số loại nông sản giảm là do dịch bệnh xảy ra đối với các loài nông sản trồng trọt cộng với thời tiết biến đổi thất thường đã khiến nhiều cơ sở trồng nông sản gặp nhiều khó khăn, đây là nguyên nhân làm giảm diện tích trồng một số loại nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)