Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 52)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là số liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của luận văn. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu chưa xử lý (còn gọi là số liệu thô) hoặc số liệu đã xử lý. Như vậy số liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Số liệu thứ cấp được tổng hợp, sử dụng tronng luận văn được thu thập từ các nguồn: ssách, báo, tạp chí, mạng internet, các số liệu, báo cáo của Sở Công thương tỉnh Yên Bái và Cục Thống kê tỉnh Yên Bái qua các năm (từ năm 2012 đến năm 2016 như: dân số, diện tích đất, kim ngạch xuất khẩu)... Nguồn số liệu chính về xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Yên Bái được sử dụng trong luận văn được lấy từ Sở Công thương tỉnh Yên Bái.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản, tác giả tiến hành thu thập số liệu điều tra:

- Mục đích điều tra: đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo các yếu tố về sản lượng, chất lượng, kim ngạch nông sản xuất khẩu, quy trình xuất khẩu cũng như đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Đối tượng điều tra: các doanh nghiệp XKHNS trên địa bàn tỉnh.

- Mẫu điều tra:

Tính đến hết ngày 30/6/2017, trên toàn tỉnh Yên Bái có 62 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản xuất khẩu bao gồm các mặt hàng chủ yếu như quế, chè, táo mèo và các nông sản khác như sắn củ tươi, thóc, chè búp tươi, ngô, lạc, đậu tương, thịt hơi xuất chuồng các loại, nhãn, vải, bưởi, cam, quýt…, trong đó hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở đều có quy mô vừa và nhỏ. Tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ 62 doanh nghiệp này.

- Thời gian và cách thức điều tra: Các mẫu điều tra này gửi đi cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Yên Bái (theo danh sách trong phụ lục) từ tháng 8 đến đến tháng 9 năm 2017. Số liệu được thu về sẽ được xử lý và tổng hợp trên phầm mềm Excel.

- Nội dung phiếu điều tra

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ, ...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bản tỉnh Yên Bái, bao gồm: chất lượng và sản lượng nông sản xuất khẩu, cơ chế chính sách về hoạt động xuất khẩu nông sản tại Yên Bái, quy trình sản xuất và bảo quản nông sản tại các cơ sở sản xuất nông sản và doanh nghiệp xuất khẩu, mức độ cạnh tranh của nông sản xuất khẩu của Yên Bái với nông sản của các nước khác về giá, phân phối, xúc tiến....

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng và phương pháp so sánh nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng XK hàng nông sản của tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả số liệu. Bằng cách tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá hiện trạng, đồng thời thu thập thông tin liên quan phục vụ công tác nghiên cứu nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động XK hàng nông sản ở tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình XKHNS của Tỉnh, thấy được tình hình XKHNS được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

+ So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng hàng NSXK của tỉnh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình XKHNS của tỉnh đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với hiện trạng XKHNS của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)