Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 82 - 88)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh

3.3.1. Các yếu tố khách quan

- Nhu cầu về các sản phẩm nông sản trên thế giới:

Vấn đề lương thực đang ở trong tình trạng báo động trên thế giới. Người ta thống kê, cứ 10 người thì có 1 người bị đói. Số người đói ngày một tăng lên, từ năm 1985 đã tăng thêm 40 triệu. Ngoài số người đói kinh niên, thường xuyên có 500 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. Ðể có thể nuôi thêm 1 tỷ dân vào năm 2018 và duy trì mức sống hiện nay, phải tăng thêm 40% sản xuất lương thực, năng suất cây trồng phải tăng 26%. Thế nhưng, do việc phá rừng, hàng năm có chừng 25 - 30 tỷ ha đất bị xói mòn. Sa mạc chiếm 36 diện tích đất đai thế giới, phá huỷ 35 tỷ ha. Chỉ tính riêng diện tích đất trồng trọt, hàng năm mất đi khoảng 5 - 7 triệu ha. Riêng châu Phi có 4/5 các nước bị nạn đói và thiếu ăn đe doạ. Khối lượng xuất khẩu lương thực, thực phẩm trên thế giới tới 200 tỷ đô la/năm. Những cú sốc do tác động của thời tiết, những biến động của giá dầu lửa, tỷ lệ sinh tăng cao…cũng là những lý do khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm trên thế giới ngày càng tăng lên.

Sản lượng và tiêu thụ nông sản ở các nước đang phát triển hiện đang tăng nhanh hơn ở các nền kinh tế phát triển. Nông nghiệp thế giới ngày

càng phụ thuộc vào sản lượng của các nước đang phát triển để đáp ứng nhu cầu lương thực và nhiên liệu đang tăng lên. Chính vì vây, nhu cầu về các sản phẩm nông sản của Việt Nam nói chung cũng như nông sản Yên Bái nói riêng vẫn đang tăng lên, là động lực phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản không ngừng tăng nhanh về chất lượng và số lượng trong thời gian tới.

- Chính sách thương mại tại một số thị trường xuất khẩu hàng nông sản chính của tỉnh Yên Bái:

+ Tại thị trường Trung Quốc: Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời, truyền thống. Quan hệ Việt - Trung ngày càng được củng cố, phát triển và mang lại lợi ích xã hội kinh tế cho cả hai bên. Với sự hợp tác phát triển không ngừng của hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác thương mại - kinh tế đến nay Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Tại Yên Bái, Trung Quốc đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

Trong chiều xuất khẩu, với lợi thế của mình Yên Bái đã tập trung xuất khẩu sang Trung Quốc 3 nông sản chính là chè, quế, táo mèo. Trong đó, riêng nhóm sản phẩm táo mèo chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Yên Bái sang Trung Quốc. Cùng với thời gian và nỗ lực của các tổ chức và doanh nghiệp có liên quan, cơ cấu hàng xuất khẩu có chất lượng cao và được chế biến sâu của Yên Bái sang Trung Quốc đã có cải thiện theo chiều hướng tích cực. Nếu trong giai đoạn 2006 - 2011, Yên Bái chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản thô và sơ chế (67,5% nông sản thô và 23% sơ chế), thì trong giai đoạn 2012 - 2016, nhóm hàng này đã giảm còn khoảng hơn 70%, tỷ lệ nông sản chế biến sâu chiếm gần 30%. Có thể thấy, chính sách thương mại mở cửa giữa Việt Nam và Trung Quốc đang mang lại những tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Yên Bái Sang quốc gia này.

+ Tại thị trường Đài Loan: Đài Loan là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với các mặt hàng chủ yếu như cải bắp, dưa chuột, cà chua, nấm, chuối, thanh long, vải và xoài. Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan năm 2016 kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này của tỉnh Yên Bái sang thị trường này luôn giữ ở mức cao và quá trình xuất khẩu đến thị trường này được đánh giá là có nhiều thuận lợi.

Sau khi gia nhập WTO, Đài Loan đã thực hiện mở cửa thị trường nông sản theo các cam kết WTO. Do việc cấm nhập khẩu không phù hợp với các nguyên tắc của WTO về không phân biệt đối xử nên 18 loại sản phẩm nông nghiệp bị cấm trước đây sẽ được nhập khẩu mà không có các hạn chế phi thuế. Mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này dao động từ 20 đến 40%. Ngoài ra khối lượng hàng nhập khẩu sang Đài Loan cũng không bị hạn chế đối với số hàng nhập vượt quá hạn ngạch tuy nhiên sẽ phải chịu mức thuế cao hơn so với các loại hiện có trong hạn ngạch tùy theo sự chênh lệch về giá sàn giữa thị trường trong nước và nước ngoài và tuỳ vào kết quả đàm phán song phương với các quốc gia liên quan. Với chính sách mở cửa cũng như nhu cầu về các sản phẩm nông sản cao, Đài Loan được dự đoán sẽ là một thị trường xuất khẩu hàng nông sản tiềm năng của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

+ Tại thị trường Hàn Quốc: Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam và Hàn Quốc không ngừng tăng cường, siết chặt quan hệ đối tác thương mại. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng mạnh. Tỷ trọng hàng hóa đi dần về các sản phẩm chế biến và hàm lượng chất xám tăng cao, nâng cao giá trị gia tăng. Trong ngành nông nghiệp, hàng đông lạnh, rau quả chế biến chiếm tương đối khá về cơ cấu hàng hoá Việt Nam xuất sang Hàn Quốc.

Thực thi hiệp định thương mại tự do việt nam - hàn quốc (VKFTA) từ tháng 12/2015, Hàn Quốc đã là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ Đồng thời, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu

lớn thứ 4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc đạt 29,1 tỉ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ 2016, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,5 tỉ USD, tăng 28,6%; nhập khẩu 22,5 tỉ USD, tăng 51,3%. Các nhóm hàng được ưu đãi thuế quan từ VKFTA đều tăng trưởng, trong đó mặt hàng rau quả tăng 12%.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm đi đôi với đưa thương hiệu hàng nông sản Việt Nam nói chung và nông sản Yên Bái nói riêng sang thị trường Hàn Quốc là một trong những nhiệm vụ chính mà Bộ Công Thương đang triển khai nhằm tiếp tục khẳng định vị thế của hàng hóa Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, tăng giá trị xuất khẩu.

+ Tại thị trường các nước ASEAN: 3/6 thị trường thị trường xuất khẩu hàng nông sản chính của Yên Bái là các nước nằm trong ASEAN, bao gồm Malaysia, Lào và Campuchia. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thành lập vào năm 1992. Nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh cho khu vực, AFTA đã thực hiện tự do hóa thương mại thông qua việc xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên ASEAN. Dựa trên nguyên tắc các nước thành viên ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn các đối tác trong các thỏa thuận FTA, Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực vào ngày 17/5/2010. Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN (AEC). Theo ATIGA, đến năm 2010 các nước ASEAN-6 đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 100% dòng thuế thuộc Danh mục thông thường; chỉ giữ lại một số dòng thuế thuộc Danh mục loại trừ chung gồm những sản phẩm được miễn trừ vĩnh viễn vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức và sức khỏe). Các nước nhóm CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt

Nam) có lộ trình dài hơn để xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu trong Danh mục thông thường vào năm 2015 nhưng được linh hoạt giữ lại thuế suất đối với 7% số dòng thuế đến năm 2018. Khi AEC thành lập cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam không chỉ dừng lại với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối, hàng hóa của Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển của thế giới mà còn có được những thuận lợi khi AEC ký kết các FTA với các đối tác khác.

Nông nghiệp là một trong rất nhiều ngành hàng của Việt Nam đã và đang xây dựng vị thế của mình trong thị trường chung ASEAN. Một mặt tăng cường nội lực bằng cách tái cơ cấu toàn ngành, nhưng mặt khác, ngành cũng đang thực hiện đúng theo nội dung về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đó là mở rộng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Hiện, những chính sách về nông nghiệp của Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư với những ưu đãi chưa từng có về các khoản thuế, phí hay cơ sở hạ tầng... Ngành nông nghiệp cũng đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này.

Những con số biến động lớn trên thị trường nông sản và nông nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với các nước ASEAN cho thấy mỗi quan hệ bạn hàng đã được siết chặt hơn ở thời điểm sắp hình thành Cộng đồng ASEAN. Những số liệu tăng trưởng rất lớn trong cả hai chiều xuất và nhập cho thấy sự tin tưởng mạnh mẽ hơn ở các đối tác từng là “tiềm năng”. Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng cũng đã sẵn sàng vừa là bạn hàng, vừa là nhà cung cấp lớn cho thị trường gần gũi và quan trọng này.

- Cơ chế, chính sách của nước ta đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản:

+ Chính sách thuế quan: Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp thông qua hình thức cắt giảm thuế. Cụ thể, mức

thuế bình quân hàng nông sản giảm từ 23,5% trong giai đoạn 2006-2011 xuống còn 20,9% giai đoạn 2012-2018. Việc giảm thuế cho các mặt hàng này góp phần làm cho chi phí sản xuất giảm đi phần nào.

+ Các chính sách phi thuế quan: Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhằm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của nước ta ra thị trường thế giới bằng các “Chương trình phát triển”, bao gồm: Hỗ trợ tài chính, cho vay với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế trang trại, thực hiện khoanh nợ hoặc xóa nợ với nợ xấu, trợ cấp đầu vào cho người sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp, hỗ trợ công tác khuyến nông, cấp kinh phí có các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến nông nghiệp và nông sản xuất khẩu…

Các chính sách hỗ trợ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Yên Bái nói riêng được thuận lợi, tạo điều kiện để nông sản nước ta cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới.

- Các quy định của WTO về nông sản xuất khẩu:

+ Quy định về an toàn thực phẩm: Suốt trong quá trình sản xuất, nông sản Việt Nam nói chung và nông sản xuất khẩu Yên Bái nói riêng phải có chứng chỉ “nông nghiệp an toàn” hay “nông nghiệp tốt” (Good Agricultural Practices: GAP) để chứng minh mặt hàng này luôn an toàn vệ sinh.

+ Luật quy định về chất lượng: Mặt hàng nông sản Việt Nam phải cần rất nhiều chứng chỉ, chẳng hạn như chứng chỉ xác nhận nguồn gốc giống, chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gen GMO, chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chống oxy hóa, vitamin, đồng bộ về giống, độ chin, kích cỡ và màu sắc…) để chứng minh mặt hàng có chất lượng cao và bổ dưỡng.

+ Luật quy định về số lượng: Lượng hàng hóa lưu hành trong thị trường nông sản thế giới ngày nay vừa lớn về số lượng, vừa đồng bộ (giống, kích cỡ, màu sắc, bao bì) và chính xác về thời gian giao hàng (đúng ngày quy định)

+ Luật quy định về giá cả: Để yểm trợ cạnh tranh, giá cả trở thành một yếu tố quyết định. Đây là một thứ luật “bất thành văn” mà bất cứ một cơ sở sản xuất hay một quốc gia nào trên thế giới muốn tham dự cuộc chơi. Nông dân Việt Nam phải hết sức quan tâm đến vấn đề này để mặt hàng luôn có giá rẻ nhưng cũng không vi phạm luật “phá giá” trên thị trường thế giới

Nhìn chung, theo đánh giá của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái thì cái khó nhất trong xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh hiện nay vẫn là chu trình “Nông nghiệp an toàn” - GAP. Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả những yếu tố lien quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại. Song đây không phải là điều kiện dễ dàng cho nông sản xuất khẩu của tỉnh mà trở thành một rào cản chung cho tất cả các nước đang phát triển vốn xem xuất khẩu hàng nông sản làm đòn bảy kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)