.6 Ma trận trạng thái vĩ mô nền kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 98 - 107)

Diễn biến tăng tăng trưởng kinh tế thực và lạm phát

Thay đổi lạm phát

Giảm Tăng

Thay đổi tăng trưởng kinh tế

thực

Giảm 2006,2009,2012,2019 2008,2011,2016

Giai đoạn 2002-2007, CSTT và CSTK được điều hành phối hợp cùng nhau để tập trung kích thích nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc trên cơ sở điều tiết lạm phát một cách phù hợp đã có những kết quả nhất định. Để đáp ứng yêu cầu này, CSTT và CSTK đã được điều hành mở rộng trong cả năm 2002 và 2003. Năm 2004 thị trường chịu nhiều sự biến động về giá khi Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tiến hành hội nghị bất thường quyết định giảm sản lượng xuất khẩu dầu thô của các quốc gia thuộc tổ chức này cùng với sự mất giá liên tục của đồng USD đối với đồng Euro đã làm nên tình hình căng thẳng giá dầu. Cung dầu giảm kết hợp với sự gia tăng nhu cầu về dầu của thế giới khi triển vọng kinh tế hồi phục đã làm cho giá dầu tiếp nối xu hướng tăng (Báo Người lao động, 2004). Điều này đã làm cho lạm phát xuất hiện khắp nơi trên thế giới và Việt Nam không ngoại lệ khi chi phí đầu vào gia tăng, thành phẩm hàng hóa cũng tăng theo. Để kiểm soát lạm phát, CSTT và CSTK đã tiến hành thắt chặt, nhưng sự thắt chặt này không ngăn được hoàn toàn sự biến động của giá cả hàng hóa nên đến cuối năm, mức độ lạm phát đã tăng gấp hai lần so với năm 2003.

Biểu đồ 2.6 Thực trạng phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

% tăng chi tiêu ngân sách thực % tă ng cu ng tiề n th

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Chính sách tiền tệ Thu hẹp Mở rộng Chính sách tài khóa Thu hẹp 2004,2006,2008,2011,2013 2010,2013,2014,2016,2019 Mở rộng 2005,2015,2017,2018 2002,2003,2007,2009,2012

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Bộ Tài Chính và Quỹ tiền tệ Quốc tế

Năm 2005, dưới tác động của thiên tai, lũ lụt và dịch cúm gia cầm cùng với biến động giá dầu thế giới đã tiếp tục làm cho lạm phát có áp lực gia tăng, do đó cần thực hiện các chính sách điều tiết, kiểm soát lạm phát. Cụ thể, CSTT đã được điều hành bằng các biện pháp thắt chặt, tuy nhiên để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua được những khó khăn trong nước, CSTK đã được mở rộng, điều này làm cho cả lạm phát và TTKT đều gia tăng.

Năm 2006, bất ổn chính trị và thiên tai vẫn tiếp diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh đã làm cho nhu cầu sử dụng dầu tăng lên, điều này lại tiếp tục đẩy giá dầu lên đỉnh cao mới, tiếp tục gây ra lạm phát ở nhiều khu vực trên thế giới (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006). Là quốc gia thực hiện điều tiết giá dầu nên khi giá dầu tăng cao làm chi phí sản xuất trong nước tăng thì Chính phủ phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cùng với việc thực hiện bù lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Cùng với đó là tình trạng đồng USD giảm giá mạnh trên thị trường thế giới trong khi cơ chế điều hành tỷ giá trong nước còn được xem là cố định với USD do biên độ dao động thấp đã gây áp lực lên việc điều hành tỷ giá khi NHNN phải tăng cường mua vào USD trên thị trường. Điều này đã làm cho VND giảm giá so với các đồng tiền khác, tạo nên sự nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam. Do đó, tiếp nối xu hướng kiểm soát lạm phát trong năm 2005, năm 2006 Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực thi chính sách, tránh được tình trạng đảo chiều nhanh chính sách làm giảm hiệu quả của các chính

sách trước đó. CSTT và CSTK được điều hành cùng nhau thắt chặt nên về căn bản đã ngăn chặn được tình trạng gia tăng của lạm phát nhưng đã gây ảnh hưởng đến tốc độ TTKT trong năm, nhưng mức độ ảnh hưởng này ở mức thấp khi làm giảm tốc độ TTKT ở mức 0.2% so với năm trước. Hội nhập kinh tế thế giới vào cuối năm 2006 đã đem lại cơ hội cho TTKT năm 2007 nên cả CSTT và CSTK đều mở rộng và tác động đến cả TTKT và lạm phát theo chiều hướng gia tăng.

Năm 2008 đứng trước tình hình bất ổn nền kinh tế trong nước với sự tăng trưởng quá mức trong năm 2007 và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên CSTT và CSTK được điều hành theo xu hướng thắt chặt mang tính chặt chẽ hơn. Phản ứng của chính sách chưa thật sự nhạy bén, dự báo nền kinh tế chưa tốt nên đã làm cho lạm phát tăng kỷ lục trong năm này trong khi đó TTKT đã thu hẹp nghiêm trọng. Để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, chống suy thoái thì CSTT và CSTK đã được điều hành cùng mở rộng trong năm 2009 để kích cầu trong nền kinh tế. Tuy nhiên vì tác động của những CSTK mở rộng tác động chậm đến nền kinh tế nên tăng trưởng trong năm 2009 vẫn thấp trong khi lạm phát trong năm 2010 và 2011 liên tục tăng cao do sự mở rộng quá mức, mà lại kém hiệu quả của các chính sách điều hành. Để hạn chế tác động trên mà CSTK trong năm 2010 và 2011 đã có dấu hiệu thắt chặt trở lại.

Giai đoạn 2012-2019, CSTK và CSTT được điều hành một cách linh hoạt hơn đối với diễn biến của nền kinh tế vĩ mô với mục tiêu cơ bản là kiểm soát tốt lạm phát, hỗ trợ TTKT, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Do đó, CSTT và CSTK đã liên tục thay đổi xu hướng nhiều hơn, có khi CSTT mở rộng nhưng CSTK lại thắt chặt như năm 2013, 2014, 2016 và 2019 trong khi năm 2015, 2017 và 2018 lại có xu hướng ngược lại. Điều này có nghĩa là CSTT và CSTK không còn điều hành thay đổi nhanh chóng cùng với nhau để tác động ngay đến mục tiêu được quan tâm mà có sự phối hợp linh hoạt hơn. Dựa trên mức lạm phát và tốc độ TTKT mà Quốc hội đặt ra mà các chính sách được điều chỉnh linh hoạt khi có tác động làm cho kỳ vọng chính sách không còn hiệu quả thay vì tập trung vào TTKT, kiểm soát lạm phát nếu nó gây bất lợi lớn như trong giai đoạn 2002-2011.

Thông qua việc phân tích phối hợp CSTT và CSTK, ta nhận thấy được vẫn còn một số hạn chế làm giảm hiệu quả phối hợp giữa hai chính sách, cụ thể:

Hiệu quả đầu tư công thấp, gây cản trở khả năng phối hợp tiền tệ và tài khóa để ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Về mặt bản chất, việc điều hành CSTT là để kiểm soát lượng tiền trong lưu thông phù hợp với nhu cầu tiền tệ trong nước để làm thước đo giá cả hàng hóa khi sản lượng thực gia tăng, việc này nhằm đảm bảo mức giá cả hàng hóa trong nước ổn định. Vì khi CSTT mở rộng nhanh hơn tốc độ TTKT thực sẽ làm cho lượng tiền tệ trong lưu thông vượt quá nhu cầu trao đổi, điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu chi tiêu của người dân, đẩy mức giá cả hàng hóa lên cao. Ngược lại, lượng tiền trong lưu thông không đủ đáp ứng tốc độ tăng sản lượng sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm do sản lượng tăng nhưng do khả năng chi tiêu, mua sắm của người dân không đổi, điều này làm khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa được sản xuất ra gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Về phía CSTK, Chính phủ cần phải thực hiện chi tiêu công hiệu quả để đảm bảo các nguồn lực trong xã hội đóng góp cho ngân sách có tác động hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng, được sử dụng để đầu tư cho những lĩnh vực thiết yếu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững. Khi đầu tư công không hiệu quả sẽ gây nên những khó khăn nhất định trong việc điều hành CSTT của NHNN vì Chính phủ cần phải sử dụng lượng vốn nhiều hơn để thực hiện mục tiêu của mình, làm giảm năng suất đầu tư xã hội. Để đảm bảo Chính phủ có đủ nguồn vốn thực hiện mục tiêu của mình, NHNN phải thực thi các giải pháp hỗ trợ về mặt tiền tệ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cho TTKT. Không những vậy, khi thâm hụt ngân sách quá lớn Chính phủ thường đi vay để đảm bảo nguồn lực để thực hiện các kế hoạch chi trong năm của mình, làm cho lãi suất trong nước gia tăng, các chủ thể khác trong nền kinh tế hạn chế trong việc tiếp cận vốn trong khi CSTT đang chủ trương mở rộng làm giảm hiệu quả của CSTT. Nếu các tác động ngược này không được lường trước để có sự phối hợp hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng thì dẫn tới tình hình nền kinh tế không đạt được mục tiêu điều tiết ban đầu.

Hệ thống dự báo nền kinh tế kém hiệu quả. Do cơ chế truyền dẫn của CSTT tác động trực tiếp đến mục tiêu cuối cùng nhanh hơn CSTK nên về cơ bản để kiểm soát lạm phát và thúc đẩy TTKT thì CSTT được sử dụng nhiều hơn. Trong khi đó, CSTK được điều hành theo mục tiêu từng năm, dựa trên mức đạt được trong quá khứ nên khi cần có sự thay đổi để ứng phó trước những biến động trong nền kinh tế thì CSTK chưa đáp ứng kịp thời, dẫn đến hiệu quả phối hợp kém. Như trong nghiên cứu của Alan S . Blinder (1982) được trình bày tại mục 1.4.4, việc dự báo nền kinh tế có vai trò quyết định trong việc phối hợp hai chính sách, nếu hiệu quả dự báo không tốt thì cho dù CSTT và CSTK có được phối hợp chặt chẽ thì cũng không đưa nền kinh tế về vị trí tối ưu (tức là TTKT ở mức sản lượng tiềm năng, lạm phát ở mức chấp nhận).

Mục tiêu điều tiết nền kinh tế gây khó khăn cho việc phối hợp chính sách.

Chính phủ lựa chọn mục tiêu TTKT là quyết sách hàng đầu trong giai đoạn 2002- 2010 nên khi có những yêu cầu phát sinh để ổn định vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội như lạm phát cao thì mới ban hành những chính sách để giảm bớt, khắc phục hậu quả nên việc phối hợp mang tính bị động. Ngoài ra, một mặt CSTT được yêu cầu phải kiềm chế lạm phát tốt nhưng vẫn phải tháo gỡ những khó khăn cho hệ thống doanh nghiệp nên việc thực hiện cùng lúc hai mục tiêu này có những lúc mâu thuẫn với nhau khi lạm phát quá cao hay nền kinh tế tăng trưởng quá chậm. Đồng thời đó là yêu cầu CSTK mở rộng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và thu hẹp để kiểm soát lạm phát nhanh khi xảy ra là khó khăn vì các giải pháp thắt chặt hay mở rộng tức thời thường có hiệu quả tác động không cao vì yêu cầu các nhà hoạch định lựa chọn cách thức thực hiện trong thời gian gấp rút để tác động đến đúng đối tượng cần hỗ trợ và kiểm soát. Những việc này dẫn đến mâu thuẫn và khó khăn trong việc phối hợp hiệu quả giữa hai chính sách quan trọng tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương này phản ánh tác động của CSTT và CSTK lên nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2019. Có thể nói, CSTT và CSTK là hai công cụ độc lập một cách tương đối ở Việt Nam do hai cơ quan khác nhau thực thi nhưng dưới sự kiểm soát chung của Chính phủ. Do đó, về mặt cơ bản thì mỗi công cụ có một mục tiêu riêng, CSTT nhằm kiểm soát lạm phát và CSTK nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần trong nền kinh tế thực hiện các hành động kinh tế hiệu quả. Nhưng về kết quả cuối cùng thì những chính sách này đều vì mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Việc thâm hụt NSNN được bù đắp bằng việc phát hành tiền không còn được Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Ngân sách nhà nước cho phép nữa nên đây là yếu tố quan trọng để CSTT thực thi một cách độc lập tương đối với CSTK nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Do đó, CSTK tác động đến CSTT do thâm hụt ngân sách chủ yếu ở phát hành trái phiếu chính phủ ở trong nước và vay nợ nước ngoài. Khi CSTK không bền vững, thâm hụt ngân sách cao sẽ làm cho vấn đề nguồn bù đắp trở nên nghiêm trọng khi vay nợ nước nước ảnh hưởng đến việc kiểm soát tỷ giá của NHNN và vay nợ trong nước ảnh hưởng đến mức lãi suất trên thị trường. Mở rộng hay thắt chặt CSTT đều có ảnh hưởng đến mức thu và chi ngân sách, tác động đến CSTK. Việc kiểm soát lạm phát, hạn chế đầu tư cao sẽ làm cho nguồn thu NSNN giảm, lãi suất tăng cao làm tăng chi phí lãi vay của Chính phủ trong việc phát hành trái phiếu huy động tạm thời khi thâm hụt ngân sách, ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách.

Về kết quả thực hiện phối hợp CSTT và CSTK trong giai đoạn 2002-2019 về mặt cơ bản đã tạo được thuận lợi cho nền kinh tế tăng trưởng, giải quyết những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng đặt ra. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định làm cho hiệu quả phối hợp chưa cao mặc dù vấn đề phối hợp giữa hai chính sách được các nhà hoạch định chính sách quan tâm và theo dõi.

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu tác động tương đối của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế

3.1.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu3.1.1.1. Mô hình nghiên cứu 3.1.1.1. Mô hình nghiên cứu

Các dữ liệu được tác giả thu thập có các đặc điểm của chuỗi thời gian không dừng bậc gốc mà dừng ở bậc 1 nên sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model - VECM) để thực hiện các đánh giá về xu hướng tác động trong ngắn và dài hạn là phù hợp. Phương pháp định lượng được sử dụng trong luận văn này để xem xét, đánh giá hiệu quả của CSTT và CSTK nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Do đó, tác giả sử dụng hai mô hình để trả lời cụ thể cho từng câu hỏi.

Để trả lời cho vế thứ nhất: Giữa CSTT và CSTK, chính sách nào có tác động lớn hơn đến TTKT? Tác giả dựa trên mô hình được Sayera Younus (2012) sử dụng để đánh giá tác động của hai chính sách đến TTKT tại Bangladesh. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho sự TTKT của một quốc gia, cung tiền được sử dụng để làm biến đại diện cho CSTT và mức thâm hụt ngân sách được sử dụng để đại diện cho CSTK. Mô hình 1 được ước lượng theo mô hình VECM và được trình bày cụ thể tại phương trình ( 3.1).

� �

∆GDPt = ∑ β∆GDPt−i + ∑ ��∆MSt−i + ∑ ��∆� ���� t−i + α. ECM + ut( 3.1 )

�=1 �=1 �=1

Để trả lời cho vế thứ hai: Các kênh truyền dẫn CSTT nào đang có hiệu quả? Tác giả sử dụng các biến số đại diện cho các kênh truyền dẫn được Nguyễn Duy Sữu (2017) sử dụng để xem xét cơ chế truyền dẫn của CSTT đến TTKT bao gồm kênh lãi suất, kênh tín dụng và kênh tỷ giá (giá ngoại tệ). Mô hình 2 được ước lượng theo mô hình VECM và được trình bày cụ thể tại phương trình ( 3.2).

� � � �

∆GDPt = ∑ β�∆GDPt−i + ∑ ��∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆ t−i + ∑ ��∆��� t−i + ∑ ��∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆ t−i

�=1 � � �=1 �=1 �=1 ( 3.2 ) + ∑ ��∆�����t−i + α. ECM + ut �=1

Trong từng phương trình, các biến số được ký hiệu như sau:

_ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.

_ MS: Cung tiền theo phép đo M2.

_ FISDE: Mức thâm hụt ngân sách.

_ IRD: Lãi suất tiền gửi.

_ CRE: Mức tín dụng trong nền kinh tế.

_ REER: Tỷ giá hối đoái thực đa phương.

3.1.1.2. Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 98 - 107)