Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 148 - 150)

2019

5.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

CSTT được đánh giá là có hiệu quả tác động nhanh hơn so với CSTK trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, vì mục tiêu điều hành CSTT trong giai đoạn nghiên cứu còn mang xu hướng chạy theo diễn biến thị trường, tức là tập trung phát triển kinh tế, khi lạm phát phát sinh làm trở ngại đối với hoạt động sản xuất, giảm tốc độ tăng trưởng thì NHNN mới tiến hành thắt chặt. Chính sự thay đổi dựa trên diễn biến thị trường này đã làm giảm niềm tin của người dân về mức độ ổn định của giá cả hàng hóa, dịch vụ và tác động điều tiết nền kinh tế vĩ mô không còn mang tính kịp thời. Do đó, NHNN cần tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát trong dài

hạn, về ngắn hạn thì kiểm soát lạm phát ở mức hỗ trợ TTKT hợp lý. Tránh tình trạng tập trung phát triển kinh tế là chủ yếu dẫn đến nới lỏng việc kiểm soát lạm phát.

Về các kênh truyền dẫn chính sách, nghiên cứu chỉ ra rằng kênh tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường khi nó phản ứng nhanh đến tốc độ TTKT của quốc gia. Không chỉ vậy, mức độ tín dụng trong nền kinh tế cũng phản ánh được tiềm năng TTKT khi tồn tại nhiều cơ hội kinh doanh cao hơn mức trung bình của thị trường nên nhu cầu vay vốn tăng cao. Do đó, NHNN cần có những chính sách tác động đến kênh tín dụng như kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tại các NHTM nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, tránh tình trạng cung tín dụng quá mức làm cho nền kinh tế tăng trưởng nóng. Thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất, tín dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hóa thực, đóng góp vào sản lượng thực của nền kinh tế thay vì thực hiện các chính sách điều tiết trung gian như giảm lãi suất thị trường, tăng cung tiền trong nền kinh tế làm cho nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất, mang tính đầu cơ. Khi này, việc mở rộng hay thắt chặt CSTT sẽ trực tiếp tác động đến hoạt động tạo ra của cải vật chất trong nền kinh tế, góp phần gia tăng hiệu quả điều tiết của CSTT.

Vấn đề định hướng thị trường cần được NHNN chú trọng quan tâm trong mọi thời điểm bất kể nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định hay gặp phải suy thoái. Dựa trên mức lạm phát và lãi suất mục tiêu được NHNN thông báo rộng rãi trong công chúng, nhà đầu tư sẽ có kế hoạch sử dụng vốn và đầu tư có hiệu quả trên cơ sở cân nhắc chi phí sử dụng vốn ước tính và mức độ thay đổi giá cả hàng hóa trong tương lai. Điều này tạo nên niềm tin cho nhà đầu tư về mức độ kiên quyết điều hành của CSTT, các nhà đầu tư sẽ mạnh dạng mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư mới hơn. Bởi vì các nhà đầu tư không còn phải lo lắng về sự biến động trong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho người cho vay khi họ tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thực hiện các hoạt động tạo nên sản lượng quốc gia.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w