Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 105 - 107)

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu tác động tương đối của chính sách tiền tệ và chính sách tà

3.1.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1.1.1. Mô hình nghiên cứu

Các dữ liệu được tác giả thu thập có các đặc điểm của chuỗi thời gian không dừng bậc gốc mà dừng ở bậc 1 nên sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model - VECM) để thực hiện các đánh giá về xu hướng tác động trong ngắn và dài hạn là phù hợp. Phương pháp định lượng được sử dụng trong luận văn này để xem xét, đánh giá hiệu quả của CSTT và CSTK nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Do đó, tác giả sử dụng hai mô hình để trả lời cụ thể cho từng câu hỏi.

Để trả lời cho vế thứ nhất: Giữa CSTT và CSTK, chính sách nào có tác động lớn hơn đến TTKT? Tác giả dựa trên mô hình được Sayera Younus (2012) sử dụng để đánh giá tác động của hai chính sách đến TTKT tại Bangladesh. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho sự TTKT của một quốc gia, cung tiền được sử dụng để làm biến đại diện cho CSTT và mức thâm hụt ngân sách được sử dụng để đại diện cho CSTK. Mô hình 1 được ước lượng theo mô hình VECM và được trình bày cụ thể tại phương trình ( 3.1).

� �

∆GDPt = ∑ β∆GDPt−i + ∑ ��∆MSt−i + ∑ ��∆� ���� t−i + α. ECM + ut( 3.1 )

�=1 �=1 �=1

Để trả lời cho vế thứ hai: Các kênh truyền dẫn CSTT nào đang có hiệu quả? Tác giả sử dụng các biến số đại diện cho các kênh truyền dẫn được Nguyễn Duy Sữu (2017) sử dụng để xem xét cơ chế truyền dẫn của CSTT đến TTKT bao gồm kênh lãi suất, kênh tín dụng và kênh tỷ giá (giá ngoại tệ). Mô hình 2 được ước lượng theo mô hình VECM và được trình bày cụ thể tại phương trình ( 3.2).

� � � �

∆GDPt = ∑ β�∆GDPt−i + ∑ ��∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆ t−i + ∑ ��∆��� t−i + ∑ ��∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆ t−i

�=1 � � �=1 �=1 �=1 ( 3.2 ) + ∑ ��∆�����t−i + α. ECM + ut �=1

Trong từng phương trình, các biến số được ký hiệu như sau:

_ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.

_ MS: Cung tiền theo phép đo M2.

_ FISDE: Mức thâm hụt ngân sách.

_ IRD: Lãi suất tiền gửi.

_ CRE: Mức tín dụng trong nền kinh tế.

_ REER: Tỷ giá hối đoái thực đa phương.

3.1.1.2. Giả thuyết nghiên cứu

Đối với mô hình ở phương trình ( 3.1), các giả thuyết cần phải kiểm định liên quan đến hiệu lực của từng chính sách đến TTKT trong phạm vi thời gian nghiên cứu.

_ Giả thuyết thứ 1: Khi CSTT được điều hành mở rộng sẽ có tác động

tích cực đến TTKT.

_ Giả thuyết thứ 2: Khi CSTK được điều hành mở rộng sẽ có tác động

tích cực đến TTKT.

_ Giả thuyết thứ 3: Có sự khác biệt về mức độ tác động giữa hai chính sách đến TTKT.

Đối với mô hình ở phương trình ( 3.2) các giả thuyết cần phải kiểm định liên quan đến hiệu lực của các kênh truyền dẫn CSTT đến tốc độ TTKT.

_ Giả thuyết thứ 1: Khi NHNN sử dụng các CCTT làm gia tăng lãi suất sẽ làm cho TTKT giảm.

_ Giả thuyết thứ 2: Khi NHNN sử dụng các CCTT làm tỷ giá hối đoái thực tăng sẽ làm cho TTKT tăng theo.

_ Giả thuyết thứ 3: Khi NHNN sử dụng các CCTT làm cho mức tín dụng trong nền kinh tế gia tăng sẽ có tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Như vậy, thông qua các giả thuyết kiểm định của mô hình được hình thành từ các lý thuyết về chiều hướng tác động của từng nhân tố đến TTKT được hệ thống hóa tại chương 1, tác giả đã lập bảng kỳ vọng về dấu của từng biến được trình bày tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Chiều hướng tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình hồi quy

Nhân tố Dấu kỳ vọng

Cung tiền +

Thâm hụt ngân sách +

Lãi suất tiền gửi -

Tỷ giá hối đoái thực đa phương +

Tín dụng trong nền kinh tế +

Nguồn: Tác giả phân tích và nhận định

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w