Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 41 - 45)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

Mặc dù CSTT và CSTK được thực thi bởi hai cơ quan chuyên trách với những công cụ khác nhau nhưng xét về mục tiêu cuối cùng thì giữa hai chính sách này có sự tương đồng. Thông qua các kênh truyền dẫn của mình mà mỗi chính sách tác động đến sự ổn định của đồng tiền trong nước được thể hiện thông qua nhân tố lạm phát, sự tăng trưởng bền vững nền kinh tế của quốc gia, tỷ lệ người lao động có việc làm.

Hình 1.1 Chính sách tài khóa mở rộng và thu hẹp

Khi nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm và chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực trong nền kinh tế vẫn còn dư thừa, lúc này lực lượng lao động trên thị trường dư thừa do thiếu cầu lao động nên tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Do đó, CSTK được thực thi để khắc phục và cải thiện tình trạng

trên, cụ thể thì CSTK sẽ được mở rộng. Việc mở rộng CSTK được tiến hành thông qua việc sử dụng công cụ thuế và chi tiêu ngân sách, cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy cho tiêu dùng và đầu tư tư nhân kết hợp với việc gia tăng chi tiêu Chính phủ giúp cho tổng cầu nền kinh tế gia tăng. Hình 1.1 (a) cho thấy ban đầu tổng cầu trong nền kinh tế là AD1, cân bằng cung cầu trên thị trường được hình thành với mức sản lượng Y1 = AD1. Với mức sản lượng Y1 < Yp nên CSTK mở rộng đã làm cho các cấu phần của tổng cầu gia tăng nên đường tổng cầu dịch chuyển lên trên và được biểu thị

bằng đường AD2. Sản lượng cân bằng ở đúng mức sản lượng tiềm năng Yp. Ngược

lại, khi sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng, cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng nóng với mức độ toàn dụng việc làm, các nguồn lực trong xã hội được sử dụng không hiệu quả, lạm phát cao dễ dẫn đến suy thoái kinh tế. Do đó, cần có sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường bằng cách sử dụng CSTK thắt chặt. Hình 1.1 (b) cho thấy khi các công cụ về thuế và chi tiêu ngân sách được sử dụng thì tổng cầu trong nền kinh tế đã giảm, tương ứng với sự dịch chuyển của đường AD1 xuống đường AD2, tại đây mức sản lượng cân bằng đạt tại mức sản lượng tiềm năng Yp.

Hình 1.2 Chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt

Tình trạng phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế không hiệu quả dẫn đến mức sản lượng tiềm năng không đạt được cũng có thể được điều tiết bằng CSTT. Cụ thể, trường hợp sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì CSTT mở rộng

sẽ được thực hiện. Cơ chế tác động của CSTT mở rộng qua kênh truyền dẫn lãi suất được trình bày tại Hình 1.2 (a). Thị trường tiền tệ ban đầu cân bằng tại mức lãi suất r1, để kích thích sản lượng tăng lên phù hợp với mức sản lượng tiềm năng thì NHTW mở rộng cung tiền trong nền kinh tế làm cho đường tổng cung tiền thực dịch chuyển sang phải từ � � sang ��. Với mức cung tiền tăng thêm trong khi lượng cầu tiền thực

1 2

không đổi đã làm cho thị trường tiền tệ cân bằng ở mức lãi suất thấp hơn r2. Hàm tiêu dùng (C) và đầu tư tư nhân (I) trong nền kinh tế là một hàm nghịch biến với lãi suất, nên khi lãi suất giảm từ r1 xuống r2 đã làm cho chi tiêu và đầu tư tư nhân tăng từ C,I1 lên C,I2. Với sự gia tăng của tiêu dùng và đầu tư thì tổng cầu trong nền kinh tế cũng tăng lên và dịch chuyển từ vị trí AD1 thành AD2. Lúc này, sản lượng trên thị trường hàng hóa cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng Yp. Tương tự, quá trình truyền dẫn của CSTT thắt chặt được trình bày tại Hình 1.2 (b), cung tiền thực giảm làm giảm đầu tư và tiêu dùng dẫn đến tổng cầu giảm và sản lượng cân bằng giảm từ Y1 xuống sản lượng tiềm năng Yp.

Như vậy, để giải quyết việc làm và kích thích sản lượng đạt được mức tiềm năng thì CSTT mở rộng và CSTK mở rộng được thực hiện. Ngược lại, để hạn chế lạm phát và ngăn chặn tình trạng nền kinh tế tăng trưởng không ổn định thì CSTT thu hẹp và CSTK thu hẹp được thực hiện. Tuy nhiên cơ chế tác động trên chỉ mang tính độc lập trên từng thị trường trong khi đó thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa có tác động qua lại lẫn nhau nên hiệu quả của từng chính sách sẽ thay đổi dựa trên quan hệ cân bằng trên từng thị trường. Do đó, để xem xét tác sự cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ, John Hicks (1937) đã đề xuất mô hình IS-LM với IS là tập hợp tất cả vị trí của lãi suất thực và sản lượng mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng và LM là tập hợp tất cả vị trí của lãi suất thực và sản lượng mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng.

Hình 1.3 Mô hình IS – LM

Dựa trên mô hình IS-LM, nhà hoạch địch chính sách có thể thấy được mối quan hệ cân bằng đồng thời để có thể đưa ra quyết định thực thi CSTT và CSTK phù hợp. Hình 1.3 cho thấy hai thị trường chỉ cân bằng đồng thời tại mức sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng là vị trí mà đường IS cắt đường LM. Do đó, khi so sánh tương quan của vị trí cân bằng này với mức sản lượng tiềm năng sẽ chỉ ra để điều tiết nền kinh tế thì CSTK và CSTT phải được phối hợp với nhau như thế nào là hợp lý.

Với xu hướng hội nhập kinh tế giữa các quốc gia với nhau, các trạng thái cân bằng trong nền kinh tế không dừng lại ở thị trường hàng hóa và tiền tệ (cân bằng bên trong), mà xa hơn đó là trạng thái cân bằng cán cân thanh toán (cân bằng bên ngoài). Bằng việc đưa thêm đường cân bằng cán cân thanh toán (BP) vào mô hình IS – LM ban đầu, mô hình IS – LM – BP của Mundell – Fleming đã cho thấy mối quan hệ cân bằng cả bên trong và bên ngoài khi thực thi các chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Độ dốc của BP cho thấy mức độ tự do lưu chuyển vốn quốc tế trong nền kinh tế, khi BP thẳng đứng ta nói nền kinh tế không lưu chuyển vốn tự do vì chịu các rào cản từ chính sách ngoại thương. Ngược lại, đường BP nằm ngang cho thấy các nhà đầu tư có thể thay đổi dòng đầu tư của mình một cách hoàn toàn ứng với mức lãi suất cho trước, tức là lưu chuyển vốn hoàn toàn tự do. Trường hợp vốn lưu chuyển không hoàn

toàn tự do được sử dụng cho các độ dốc khác nhau của đường BP, với nguyên tắc độ dốc càng cao thì lưu chuyển càng kém tự do hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w