Cơ chế tác động của chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 36 - 38)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3.Cơ chế tác động của chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế

1.2. Chính sách tài khoá

1.2.3.Cơ chế tác động của chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế

kinh tế

Việc sử dụng công cụ chi tiêu Chính phủ để điều tiết nền kinh tế sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu (vì chi tiêu chính phủ là một thành phần trong hàm cầu). Về công cụ thuế, khi thuế suất giảm sẽ làm tăng thu nhập khả dụng của người dân và dân chúng sẽ có nhiều nguồn lực tài chính hơn để tiêu dùng và tiết kiệm thông qua kênh đầu tư. Như vậy, khi tăng chi tiêu công và giảm thuế đều có tác động tăng tổng cầu. Tổng cầu tăng sẽ kích thích các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ mở rộng quy mô hoạt động theo chiều rộng và cả chiều sâu nhằm tăng sản lượng cung ứng cho thị trường. Bên cạnh nhu cầu về nguồn vốn, nhu cầu về nguồn lao động cũng tăng lên nên khi CSTK mở rộng, tức là chi tiêu công tăng và thuế giảm thì sản lượng hàng hóa trong nền kinh tế tăng và thất nghiệp giảm.

G↑ → AD↑ → Y↑ T↓ → C↑ → AD↑ → Y↑

Khi xét cụ thể hơn vào các xu hướng tác động của CSTK đến mục tiêu cuối cùng được đặt ra, ta cần phải xem xét tác động của nó đến các kênh trung gian khác như lãi suất, tỷ giá. Như phân tích ở nội dung trên, xu hướng cơ bản đầu tiên của việc mở rộng CSTK là làm cho tổng cầu gia tăng. Với sự gia tăng của tổng cầu thì sản lượng sản xuất ra sẽ nhiều hơn và nhu cầu tiền để đảm bảo cho hàng hóa lưu thông cũng như đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng cao. Cầu tiền tăng làm cho lãi suất trên thị trường tăng (với giả định NHTW không tăng cung tiền). Khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng gia tăng tiết kiệm và giảm chi tiêu trong khi nhà cung ứng hàng hóa hạn chế việc gia tăng đầu tư. Như vậy, tổng cầu trong nền kinh tế giảm và mức độ giảm này phụ thuộc vào hệ số co giãn của cầu tiền cũng như đầu tư theo lãi suất của quốc gia đó. Thông thường, tác động làm tăng tổng cầu ở giai đoạn 1 sẽ lớn hơn tác động làm giảm tổng cầu ở giai đoạn 2 nên kết quả của CSTK mở rộng sau cùng sẽ làm cho sản lượng tăng, lãi suất tăng. Sự khác biệt chủ yếu là mức độ gia tăng của sản lượng là nhiều hay ít so với thời điểm trước khi CSTK được thực thi.

Xét về kênh tỷ giá, lãi suất tăng sẽ làm cho nội tệ trở nên hấp dẫn hơn so với ngoại tệ nên lượng vốn từ nước ngoài sẽ chảy vào trong nước làm cho tỷ giá giảm (nội tệ tăng giá). Khi đó, hàng hóa trong nước sẽ trở nên mắc hơn một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài nên lượng hàng xuất khẩu giảm và lượng hàng nhập khẩu tăng. Chiều hướng tác động này tiếp tục làm cho tổng cầu trong nền kinh tế giảm. Tuy nhiên, giống với tác động của lãi suất đến đầu tư tư nhân trong nền kinh tế thì xu hướng làm giảm tổng cầu này của tỷ giá không lớn hơn mức độ gia tăng tổng cầu ban đầu nên cuối cùng thì CSTK vẫn làm cho tổng cầu nền kinh tế gia tăng, sản lượng cân bằng tăng, lạm phát tăng, lãi suất tăng và thất nghiệp giảm.

CSTK cần phải tạo được nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, tức là củng cố các yếu tố tạo nên khả năng gia tăng sản lượng như lao động, vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Việc thúc đẩy nền kinh tế thực phát triển phù hợp với tiềm năng TTKT mang ý nghĩa quan trọng vì nó giúp tránh được tình trạng đình đốn, trì trệ sản xuất cũng như tăng trưởng nóng. Dựa trên mối tương quan giữa TTKT thực và tiềm năng của nền kinh tế (sản lượng tiềm năng) mà chính phủ sẽ thực hiện CSTK thắt chặt, mở rộng hoặc trung hòa. Và tùy vào công cụ được lựa chọn sử dụng mà sẽ có cơ chế tác động khác nhau đến mục tiêu đặt ra.

Trường hợp nền kinh tế đang phát triển nóng với lạm phát gia tăng, Chính phủ cần thực thi CSTK thắt chặt thông qua việc giảm chi tiêu và tăng thuế để làm cho tổng cầu giảm xuống. Tổng cầu giảm sẽ giúp cho đường cầu dịch chuyển sang trái trong khi đường tổng cung không đổi sẽ giúp cho giá cả hàng hóa cân bằng giảm. Như vậy, thông qua CSTK thắt chặt, Chính phủ có thể hạn chế được sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng lạm phát, tuy nhiên, việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ và tăng thuế này làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

G↑ → AD↑ → Y↑ → π↑ T↓ → C↑ → AD↑ → Y↑ → π↑

Trường hợp nền kinh tế tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao,

Chình phủ phải thực hiện CSTK mở rộng để kích thích tổng cầu, từ đó tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông với giá trị và tốc độ cao hơn. Việc kích cầu này dẫn đến việc đầu tư nhiều hơn của các nhà sản xuất khi nắm bắt được xu hướng gia nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp trên thị trường. Như vậy, sản xuất gia tăng sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng việc làm tăng theo và tốc độ TTKT gia tăng.

G↓ → AD↓ → Y↓ → π↓ T↑ → C↓ → AD↓ → Y↓ → π↓

Trường hợp nền kinh tế phát triển bền vững, Chính phủ cần thực hiện CSTK cân bằng để vẫn có nguồn thu nhằm duy trì hoạt động điều tiết nền kinh tế của mình cũng như thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả mà không tác động làm thay đổi các mục tiêu kinh tế-xã hội như TTKT, lạm phát và thất nghiệp.

Như vậy, với tỷ lệ lạm phát cho phép thì chính phủ cần phải sử dụng CSTK mở rộng, thắt chặt hoặc cân bằng để điều tiết tỷ lệ thất nghiệp (mục tiêu xã hội) và tỷ lệ TTKT (mục tiêu kinh tế).

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 36 - 38)