Những vấn đề trong việc phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tà

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 55 - 59)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.4.4. Những vấn đề trong việc phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tà

sách tài khoá

Alan S . Blinder (1982) đã chỉ ra những vấn đề trong việc phối hợp CSTT và CSTK. Những vấn đề này chủ yếu xuất phát từ việc điều hành chính sách bởi hai cơ quan khác nhau. Do hai cơ quan này sử dụng những công cụ khác nhau để điều tiết nền kinh tế nên sẽ có những quan điểm, nhìn nhận khác nhau đối với cùng một sự vật hiện tượng. Những sự khác biệt này đến từ ba nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, tồn tại sự khác biệt về mục tiêu thực thi chính sách, điều gì nên làm là tốt nhất đối với xã hội.

Hình 1.9 Mục tiêu điều hành chính sách khác nhau

Nguồn: Alan S . Blinder (1982)

Trong Hình 1.9, điểm A cho thấy mức sản lượng thực tế hiện tại thấp hơn mức sản lượng tiềm năng và tỷ trọng đầu tư tư nhân ở thời điểm hiện tại thấp hơn so với mức tiềm năng. Điểm O là mức cân bằng tối ưu mà những nhà hoạch định chính sách hướng đến. Tuy nhiên vì quan điểm nhìn nhận thị trường khác nhau nên mỗi nhà hoạch định chính sách lại xác định điểm mục tiêu chệch khỏi mục tiêu hướng đến. Thay vì hướng chính sách đến điểm O thì nhà thực thi CSTK cho rằng cần phải đạt đến điểm F trong khi đó thì nhà thực thi CSTT cần đạt điểm M. Như vậy, nếu nhà thực thi CSTT đóng vai trò quyết định CSTK thì CSTK cần thu hẹp để đạt điểm D và CSTT mở rộng để đạt điểm M, khi này sự kết hợp của hai chính sách sẽ đưa nền kinh tế từ điểm A đến M. Ngược lại, nếu cơ quan thực thi CSTK chi phối thì CSTK sẽ được thu hẹp ít hơn để đưa nền kinh tế đến điểm B, lúc này CSTT cần mở rộng nhiều hơn để đưa nền kinh tế đến điểm F. Lúc này thì nền kinh tế sẽ dịch chuyển từ A đến F đúng với kỳ vọng của nhà hoạch định CSTK. Đó là những kết quả đạt được khi cả hai cơ quan cùng nhau phối hợp thực hiện, ngược lại nếu như không có sự phối hợp

thì nền kinh tế sẽ như thế nào? Lúc này mỗi nhà hoạch định sẽ thực thi chính sách theo đúng mức mà mình cho rằng cần phải thực hiện, cụ thể thì nhà hoạch định CSTK sẽ thu hẹp để nền kinh tế dịch chuyển từ A đến B và nhà hoạch định CSTT thực thi chính sách mở rộng và đưa nền kinh tế từ B đến C. Như vậy, thay vì nền kinh tế tổng thể đạt được điểm F hoặc M nếu như có sự phối hợp chặt chẽ thì lại đạt được điểm C nếu như không có sự phối hợp. Tuy nhiên, do hai mục tiêu ban đầu đặt ra của mỗi nhà chính sách đều không hướng chính xác đến mục tiêu kỳ vọng O nên không có cơ sở để để kết luận là việc có phối hợp hay không phối hợp sẽ đem lại điều tốt đẹp hơn đến nền kinh tế, cụ thể trong trường hợp này có thể thấy mức sản lượng đạt được nếu không có sự phối hợp lại đạt đúng mức sản lượng tiềm năng.

Thứ hai, sự khác biệt về mô hình kinh tế được sử dụng để xem xét sự ảnh hưởng của các công cụ chính sách đến nền kinh tế giữa hai nhà chính sách.

Hình 1.10 Mô hình kinh tế khác nhau

Nguồn: Alan S . Blinder (1982)

Do sử dụng các mô hình đánh giá tác động khác nhau giữa hai cơ quan nên dẫn đến xu hướng tác động khác nhau và được thể hiện trong Hình 1.10. Theo đó, cơ quan thực thi CSTK cho rằng việc mở rộng tài khóa sẽ tác động đến nền kinh tế theo

vectơ h. Nên cần phải phối hợp CSTT và CSTK dịch chuyển theo A → D → O. Trong khi đó thì cơ quan thực thi CSTT cho rằng việc tài khóa mở rộng sẽ làm cho nền kinh tế dịch chuyển theo vectơ f nên cần dịch chuyển nền kinh tế theo A → B → O (tức là mở rộng tiền tệ ít hơn kết hợp với thắt chặt tài khóa ít hơn). Như vậy, nếu như nhà hoạch định CSTT nắm quyền chi phối trong việc điều hành chính sách thì nền kinh tế sẽ đạt điểm O nếu như mô hình của nhà CSTT là đúng và sẽ đạt điểm M nếu mô hình của nhà hoạch định CSTK là đúng. Ngược lại, nếu nhà hoạch định CSTK áp đảo trong việc ra quyết định thì nền kinh tế sẽ đạt được mục tiêu kỳ vọng là O nếu mô hình đề xuất đúng và đạt điểm F nếu mô hình đề xuất sai. Những phân tích ở trên đến từ việc cả hai cơ quan cùng nhau phối hợp, vậy trong trường hợp các chính sách được điều hành độc lập với nhau CSTK thắt chặt nhiều hơn sẽ được kết hợp với chính sách mở rộng ít hơn, lúc này nền kinh tế đạt điểm G và C. Dựa trên phân phối của M, F, G và C trên đồ thị có thể thấy được việc các chính sách được phối hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trường hợp không phối hợp (M so với G và F so với C).

Thứ ba, sự khác biệt về dự báo nền kinh tế để dưa ra hành động phù hợp.

Hình 1.11 Dự báo nền kinh tế khác nhau

Với giả định các nhà hoạch định đều có cùng mục tiêu là hướng đến O và cùng mô hình tác động của từng công cụ, nhưng vì khác nhau về việc nhận định thị trường trong tương lai sẽ như thế nào nên điểm xuất phải là khác biệt (A và B trong Hình 1.11). Các nhà hoạch định CSTT cho rằng nền kinh tế sẽ đạt điểm B nên cần sự phối hợp của CSTT và CSTK đưa từ B đến E để đạt mục tiêu O. Ngược lại các nhà hoạch định CSTK lại cho rằng nền kinh tế sẽ đạt tại điểm A nên cần phải thực hiện CSTK thắt chặt ít hơn để đưa về F và CSTT mở rộng hơn để đạt O. Nếu như dự báo của cơ quan tiền tệ đúng trong khi Chính phủ nắm vai trò chi phối điều hành thì nền kinh tế sẽ được điều tiết đến điểm C, ngược lại nếu dự báo của cơ quan tài khóa là đúng trong khi NHTW nắm vai trò quyết định thì nền kinh tế sẽ đạt điểm H. Trường hợp hai chính sách được điều hành độc lập thì CSTK sẽ được thắt chặt ít hơn và CSTT sẽ được mở rộng ít hơn, lúc này nếu như dự báo của cơ quan tiền tệ là đúng thì nền kinh tế đạt điểm N và đạt điểm M nếu dự báo của cơ quan tài khóa đúng.

Như vậy, qua những phân tích ở trên có thể thấy được được vấn đề cơ bản trong việc phối hợp điều hành CSTK và CSTT là nên phối hợp dựa trên đề xuất của ai giữa hai nhà điều hành. Hiển nhiên rằng nếu như lúc nào ta cũng biết chắc chắn NHTW luôn có chính sách đáng tin cậy hơn hay Chính phủ luôn đáng tin cậy thì vai trò dẫn dắt, định hướng sẽ được trao cho bên đó. Tuy nhiên, vì chúng ta không có cơ sở để khẳng định bên nào đáng tin hơn nên chúng ta không thể đưa ra nhận định rằng việc phối hợp giữa hai chính sách lúc nào cũng sẽ cho kết quả tốt hơn trong trường hợp các chính sách được điều hành độc lập.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 55 - 59)