.1 Chính sách tài khóa mở rộng và thu hẹp

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 41 - 42)

Khi nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm và chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực trong nền kinh tế vẫn còn dư thừa, lúc này lực lượng lao động trên thị trường dư thừa do thiếu cầu lao động nên tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Do đó, CSTK được thực thi để khắc phục và cải thiện tình trạng

trên, cụ thể thì CSTK sẽ được mở rộng. Việc mở rộng CSTK được tiến hành thông qua việc sử dụng công cụ thuế và chi tiêu ngân sách, cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy cho tiêu dùng và đầu tư tư nhân kết hợp với việc gia tăng chi tiêu Chính phủ giúp cho tổng cầu nền kinh tế gia tăng. Hình 1.1 (a) cho thấy ban đầu tổng cầu trong nền kinh tế là AD1, cân bằng cung cầu trên thị trường được hình thành với mức sản lượng Y1 = AD1. Với mức sản lượng Y1 < Yp nên CSTK mở rộng đã làm cho các cấu phần của tổng cầu gia tăng nên đường tổng cầu dịch chuyển lên trên và được biểu thị

bằng đường AD2. Sản lượng cân bằng ở đúng mức sản lượng tiềm năng Yp. Ngược

lại, khi sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng, cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng nóng với mức độ toàn dụng việc làm, các nguồn lực trong xã hội được sử dụng không hiệu quả, lạm phát cao dễ dẫn đến suy thoái kinh tế. Do đó, cần có sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường bằng cách sử dụng CSTK thắt chặt. Hình 1.1 (b) cho thấy khi các công cụ về thuế và chi tiêu ngân sách được sử dụng thì tổng cầu trong nền kinh tế đã giảm, tương ứng với sự dịch chuyển của đường AD1 xuống đường AD2, tại đây mức sản lượng cân bằng đạt tại mức sản lượng tiềm năng Yp.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w