2019
5.3. Hàm ý chính sách
5.3.1. Đối với Chính phủ
Thông qua phân tích thực trạng phối hợp CSTT và CSTK trong giai đoạn 2002-2019 cho thấy đã có sự quan tâm nhất định của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô. Đánh dấu cho việc nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách là sự ra đời của Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giữa các Bộ có liên quan vào ngày 02/12/2014. Quy chế này đã góp phần hạn chế tối đa những chính sách ngược pha gây cản trở nhau như khi Bộ Tài chính gia tăng huy động vốn bằng trái phiếu Chính phủ để giải quyết nguồn vốn trong khi NHNN đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là mục tiêu
đặt ra cho việc phối hợp giữa hai chính sách có nhiều khó khăn khi yêu cầu vừa phải kiểm soát tốt lạm phát vừa phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ cần phải xây dụng mục tiêu trung và dài hạn hợp lý, trong đó CSTT cần tập trung vào mục tiêu kiểm soát tiền tệ của mình để hỗ trợ TTKT. CSTK với mục tiêu thúc đẩy TTKT phải phối hợp hiệu quả với CSTT trên nguyên tắc hài hòa giữa mức lạm phát được phép và tốc độ TTKT ổn định, bền vững.
Ngoài ra, vấn đề hiệu quả dự báo tình hình nền kinh tế cũng quyết định đến hiệu quả phối hợp giữa hai chính sách. Mặc dù cho hai chính sách đã có sự phối hợp tốt nhưng những phương pháp dự báo được áp dụng không phản ánh chính xác xu hướng và mức độ tác động của từng chính sách cũng dẫn đến lệch khỏi mục tiêu đề ra. Do đó, thay vì giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì việc thực hiện CSTK và Thống đốc NHNN làm chủ trì việc điều hành CSTT, các bộ cung cấp thông tin liên quan cần thiết thì cần xây dựng một bộ phận chức năng trực thuộc đồng thời hai Bộ. Theo đó, bộ phận chức năng này sẽ tiến hành nghiên cứu, xây dựng các kịch bản xảy ra của thị trường và tiến hành mô phỏng xu hướng và mức tác động đồng thời giữa hai chính sách đến mục tiêu điều tiết. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá hiệu quả của mô hình dự báo được sử dụng và điều chỉnh cho phù hợp, sát với diễn biến thị trường.
5.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
CSTT được đánh giá là có hiệu quả tác động nhanh hơn so với CSTK trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, vì mục tiêu điều hành CSTT trong giai đoạn nghiên cứu còn mang xu hướng chạy theo diễn biến thị trường, tức là tập trung phát triển kinh tế, khi lạm phát phát sinh làm trở ngại đối với hoạt động sản xuất, giảm tốc độ tăng trưởng thì NHNN mới tiến hành thắt chặt. Chính sự thay đổi dựa trên diễn biến thị trường này đã làm giảm niềm tin của người dân về mức độ ổn định của giá cả hàng hóa, dịch vụ và tác động điều tiết nền kinh tế vĩ mô không còn mang tính kịp thời. Do đó, NHNN cần tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát trong dài
hạn, về ngắn hạn thì kiểm soát lạm phát ở mức hỗ trợ TTKT hợp lý. Tránh tình trạng tập trung phát triển kinh tế là chủ yếu dẫn đến nới lỏng việc kiểm soát lạm phát.
Về các kênh truyền dẫn chính sách, nghiên cứu chỉ ra rằng kênh tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường khi nó phản ứng nhanh đến tốc độ TTKT của quốc gia. Không chỉ vậy, mức độ tín dụng trong nền kinh tế cũng phản ánh được tiềm năng TTKT khi tồn tại nhiều cơ hội kinh doanh cao hơn mức trung bình của thị trường nên nhu cầu vay vốn tăng cao. Do đó, NHNN cần có những chính sách tác động đến kênh tín dụng như kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tại các NHTM nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, tránh tình trạng cung tín dụng quá mức làm cho nền kinh tế tăng trưởng nóng. Thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất, tín dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hóa thực, đóng góp vào sản lượng thực của nền kinh tế thay vì thực hiện các chính sách điều tiết trung gian như giảm lãi suất thị trường, tăng cung tiền trong nền kinh tế làm cho nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất, mang tính đầu cơ. Khi này, việc mở rộng hay thắt chặt CSTT sẽ trực tiếp tác động đến hoạt động tạo ra của cải vật chất trong nền kinh tế, góp phần gia tăng hiệu quả điều tiết của CSTT.
Vấn đề định hướng thị trường cần được NHNN chú trọng quan tâm trong mọi thời điểm bất kể nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định hay gặp phải suy thoái. Dựa trên mức lạm phát và lãi suất mục tiêu được NHNN thông báo rộng rãi trong công chúng, nhà đầu tư sẽ có kế hoạch sử dụng vốn và đầu tư có hiệu quả trên cơ sở cân nhắc chi phí sử dụng vốn ước tính và mức độ thay đổi giá cả hàng hóa trong tương lai. Điều này tạo nên niềm tin cho nhà đầu tư về mức độ kiên quyết điều hành của CSTT, các nhà đầu tư sẽ mạnh dạng mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư mới hơn. Bởi vì các nhà đầu tư không còn phải lo lắng về sự biến động trong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho người cho vay khi họ tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thực hiện các hoạt động tạo nên sản lượng quốc gia.
5.3.3. Đối với Bộ Tài chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thâm hụt NSNN về ngắn hạn sẽ có tác động kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhưng khi mức thâm hụt ngân sách gia tăng quá mức sẽ gây áp lực trong việc huy động nguồn để tài trợ. Vay nợ quốc tế là biện pháp được nhiều quốc gia sử dụng để gia tăng đầu tư trong nền kinh tế, hạn chế hiệu ứng lấn át khi Chính phủ thực hiện CSTK mở rộng thông qua việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế nước nhà. Do đó, cần phải xây dựng những giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo nguồn thu vững chắc cho NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ trong việc kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Thâm hụt ngân sách đến từ hai phía, phía thứ nhất là nguồn thu thấp và phía còn lại là nhu cầu chi tiêu lớn. Trước hết, Bộ Tài chính cần có những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả thu ngân sách. Nguyễn Thanh Giang (2018) nghiên cứu và chỉ ra rằng cơ cấu thu ngân sách hiện nay của nước ta còn chủ yếu phụ thuộc vào những nguồn thu không ổn định như thu từ dầu thô (vốn chịu biến động mạnh bởi giá dầu trên thế giới) và thu từ xuất nhập khẩu (với xu hướng ngày càng giảm do các hiệp định tự do thương mại được ký kết, làm cho nhiều mức thuế suất bị loại bỏ). Như vậy, cơ cấu thu hiện tại của nước ta chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu và xây dựng lại biểu thuế và các loại thuế suất phù hợp để đảm bảo nguồn thu bền vững. Hạn chế xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách trường kỳ làm gia tăng mức nợ công, gây áp lực lên lạm phát trong nền kinh tế khi NHNN phải thực hiện các giải pháp tiền tệ để hỗ trợ. Về mặt thực hiện CSTK thông qua công cụ thuế, Bộ Tài chính cần xây dựng và đánh giá hiệu quả của các phương án dự phòng trong tình huống cần phải động viên nền kinh tế khi xảy ra khó khăn. Thực tế giai đoạn 2010-2012 cho thấy Bộ Tài chính đã thực thi CSTK mở rộng thông qua việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Phương án này được đánh giá là kém hiệu quả vì nguồn thu thuế giảm mạnh nhưng tác động của nó đến nền kinh tế không cao vì các đối tượng cần sự hỗ trợ không thực sự nhận được. Nguyên nhân là bởi vì thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, việc giảm thuế chỉ làm gia tăng
lợi ích đối với những lĩnh vực ăn nên làm ra trong khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lại không nhận được sự hỗ trợ.
Như được phân tích tại thực trạng, hiện nay hiệu quả đầu tư công của ta còn thấp nên tình trạng đội vốn đầu tư còn xảy ra làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách diễn ra ngoài dự toán. Vấn đề này làm cho nền kinh tế không đạt được mục tiêu đề ra như chi tiêu công tăng cao trong giai đoạn nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh làm cho lạm phát diễn ra với tốc độ nhanh, điển hình là năm 2007, 2008. Như vậy, Bộ Tài chính cần xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công để giúp nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong khi mức chi tiêu công giảm, do giảm thất thoát và lãng phí. Để thực hiện việc này, Bộ Tài chính cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiến hành sàn lọc, tinh giản biên chế bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn, giảm các chức vụ và vị trí không cần thiết, thiếu việc làm trong bộ máy hành chính. Việc này giúp ngân sách tiết kiệm được các khoản chi thường xuyên và dành nguồn lực để chi cho các hoạt động đầu tư, phát triển xã hội.
Thứ hai, tăng tính tự chủ của các địa phương trong việc lập kế hoạch ngân sách và sử dụng ngân sách dựa trên tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại. Đồng thời với đó là cơ chế minh bạch, công khai việc sử dụng ngân sách trên cổng thông tin điện tử của cơ quan hành chính cấp phường/xã, quận/huyện và tỉnh/thành phố. Khi thực hiện được việc này, hoạt động điều hành ngân sách địa phương của người nắm quyền luôn luôn được giám sát bởi người dân, sao cho phù hợp với tình hình địa phương. Điều này góp phần giảm thiểu chi ngân sách cho việc kiểm tra, giám sát chi tiêu công định kỳ và thường xuyên.
Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngân sách đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương. Điều này giúp cho Bộ Tài chính kiểm soát hoạt động chi tiêu công một cách chặt chẽ hơn, thông qua việc so sánh, đối chiếu mức chi thường xuyên và chi phí cho các hoạt động khác giữa các khu vực với nhau trên cơ sở có điều chỉnh mức giá cả hàng hóa. Một mặt, giúp cho Bộ Tài chính có thể kiểm soát được mức chi phí trung bình cho từng hoạt động cụ thể, phát hiện được những tình trạng tham ô
NSNN. Mặt khác là thống kê chính xác lượng vốn ngân sách đã được sử dụng trong kỳ để đưa ra các quyết định về tài khóa trong việc mở rộng hay thắt chặt để điều tiết nền kinh tế vĩ mô kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Nguyễn Thị Vân Anh, 2018. Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Thương mại.
Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2009. Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài Chính.
Đinh Xuân Cường và Nguyễn Thị Nhung, 2017. Thị trường ngoại hối Việt Nam sau hơn 1 năm thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm. Tạp chí Ngân hàng, số 11.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2011-2013. Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng. Bài đọc Các phương pháp định lượng II.
Nguyễn Thanh Giang, 2018. Chính sách tài khoá nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2007. Tiền tệ ngân hàng, Nhà Xuất bản Thống kê.
Nguyễn Thị Hồng và Trần Quang Thanh, 2018. Chính sách tiền tệ phi truyền
thống: Bài học từ Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ). Tạp chí Kinh tế Đối
Ngoại, số 110, trang 76-94.
Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2008. Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản Tài chính.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2004-2019. Báo cáo thường niên. Viện năng suất Việt Nam, 2017. Báo cáo năng suất Việt Nam.
Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na và Lê Quốc Nghi, 2015. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số 18 (Q2-2015), trang 79-90.
Nguyễn Duy Sữu, 2017. Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trọng Tài, 2018. Chính sách tiền tệ phi truyển thống: Thực tiễn các nước và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Tạp Chí Ngân Hàng, số 6, trang 40-48.
Phạm Thị Tuyết Trinh, 2016. Kinh tế lượng ứng dụng trong kinh tế và tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
clii i
Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn, 2014. Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á. Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM, số 3 (36), trang 50-59.
Hồ Ngọc Tú, 2016. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam dưới góc độ phân tích định lượng. Tạp chí Ngân hàng, số 17, trang 2-8.
Hồ Tuấn, 2009. Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Nghiên cứu điển hình ngành dệt may).
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thiện Duy và Phạm Tiến Dũng, 2015. Kiểm định tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, số 26, trang 47-55.
TIẾNG ANH
Hu¨seyin ¸Sen and Ay¸se Kaya, 2015. The relative effectiveness of monetary and fiscal policies on growth: what does long-run SVAR model tell us? Munich Personal RePEc Archive.
Md. Abu Hasan, Md. Ashraful Islam, Md. Abul Hasnat and Md. Abdul Wadud, 2016. The relative effectiveness of monetary and fiscal policies on economic growth in Bangladesh. Economics, 5 (1), 1-7.
Emmanuel Dodzi K. Havi and Patrick Enu, 2014. The effect of fiscal policy and monetary policy on Ghana’s economic growth: Which Policy Is More Potent? International Journal of Empirical Finance, 3, 61-75.
Helmut Lütkepohl, 2005. New Introduction to Multiple Time Series Analysis, New York, Springer.
Jeffrey M.Wooldridge, 2012. Introductory Econometrics: A Modern Approach (5th Edition), Cengage Learning.
Frederic S. Mishkin, 2004. The economics of money, banking, and financial markets. seventh ed.: Pearson Addison Wesley.
Frederic S. Mishkin, 2012. The economics of money, banking, and financial markets. tenth ed. Pearson College Div.
David Iheke Okorie, Manu Adasi Sylvester and Dak-Adzaklo Cephas Simon- Peter, 2017. Relative Effectiveness of Fiscal and Monetary Policies in Nigeria. Asian Journal of Social Science Studies, 2 (1), 117-129.
Mustafa Özer and Veysel Karagöl, 2018. Relative effectiveness of monetary and fiscal policies on output growth in Turkey: an ARDL bounds test approach. Equilibrium. Quarterly Journal of Economics and Economic Policy, 13 (3), 391- 409. Pentti Saikkonen, Carsten Trenkler and Helmut Lutkepohl, 2000. Maximum Eigenvalue Versus Trace Tests for the Cointegrating Rank of a VAR Process.
CÁC TRANG WEB TIẾNG VIỆT
Báo Người lao động, 2004. Giá xăng RON 92 tăng từ 5.600 đồng/lít lên 6.000 đồng/lít [Online]. Truy cập tại: https://nld.com.vn/kinh-te/gia-xang-ron-92- tang-tu- 5600-donglit-len-6000-donglit-71775.htm [ngày truy cập 05/06/2020].
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2019. Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định thị trường và kiểm soát lạm phát [Online]. Truy cập tại:
https://dangcongsan.vn/kinh-te/dieu-hanh-linh-hoat-chinh-sach-tien-te-on-dinh-thi- truong-va-kiem-soat-lam-phat-517875.html [ngày truy cập 04/09/2020].
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006. Kinh tế thế giới năm 2006 và tác động đối với Việt Nam [Online]. Truy cập tại:
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?cen terWidth=100%25&dDocName=CNTHWEBAP01162525044&leftWidth=0%25&r ightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrlstate=tq1qroc87 _9&_afrLoop=9320726910142224 [ngày truy cập 09/07/2020].
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ