.9 Mục tiêu điều hành chính sách khác nhau

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 56 - 57)

Nguồn: Alan S . Blinder (1982)

Trong Hình 1.9, điểm A cho thấy mức sản lượng thực tế hiện tại thấp hơn mức sản lượng tiềm năng và tỷ trọng đầu tư tư nhân ở thời điểm hiện tại thấp hơn so với mức tiềm năng. Điểm O là mức cân bằng tối ưu mà những nhà hoạch định chính sách hướng đến. Tuy nhiên vì quan điểm nhìn nhận thị trường khác nhau nên mỗi nhà hoạch định chính sách lại xác định điểm mục tiêu chệch khỏi mục tiêu hướng đến. Thay vì hướng chính sách đến điểm O thì nhà thực thi CSTK cho rằng cần phải đạt đến điểm F trong khi đó thì nhà thực thi CSTT cần đạt điểm M. Như vậy, nếu nhà thực thi CSTT đóng vai trò quyết định CSTK thì CSTK cần thu hẹp để đạt điểm D và CSTT mở rộng để đạt điểm M, khi này sự kết hợp của hai chính sách sẽ đưa nền kinh tế từ điểm A đến M. Ngược lại, nếu cơ quan thực thi CSTK chi phối thì CSTK sẽ được thu hẹp ít hơn để đưa nền kinh tế đến điểm B, lúc này CSTT cần mở rộng nhiều hơn để đưa nền kinh tế đến điểm F. Lúc này thì nền kinh tế sẽ dịch chuyển từ A đến F đúng với kỳ vọng của nhà hoạch định CSTK. Đó là những kết quả đạt được khi cả hai cơ quan cùng nhau phối hợp thực hiện, ngược lại nếu như không có sự phối hợp

thì nền kinh tế sẽ như thế nào? Lúc này mỗi nhà hoạch định sẽ thực thi chính sách theo đúng mức mà mình cho rằng cần phải thực hiện, cụ thể thì nhà hoạch định CSTK sẽ thu hẹp để nền kinh tế dịch chuyển từ A đến B và nhà hoạch định CSTT thực thi chính sách mở rộng và đưa nền kinh tế từ B đến C. Như vậy, thay vì nền kinh tế tổng thể đạt được điểm F hoặc M nếu như có sự phối hợp chặt chẽ thì lại đạt được điểm C nếu như không có sự phối hợp. Tuy nhiên, do hai mục tiêu ban đầu đặt ra của mỗi nhà chính sách đều không hướng chính xác đến mục tiêu kỳ vọng O nên không có cơ sở để để kết luận là việc có phối hợp hay không phối hợp sẽ đem lại điều tốt đẹp hơn đến nền kinh tế, cụ thể trong trường hợp này có thể thấy mức sản lượng đạt được nếu không có sự phối hợp lại đạt đúng mức sản lượng tiềm năng.

Thứ hai, sự khác biệt về mô hình kinh tế được sử dụng để xem xét sự ảnh hưởng của các công cụ chính sách đến nền kinh tế giữa hai nhà chính sách.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 56 - 57)