Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên mô hình Mundell – Fleming
Nhằm kích thích sản lượng gia tăng, NHTW mở rộng CSTT đã làm cho sản lượng tăng lên Y1 và lãi suất giảm xuống còn r1. Lãi suất giảm làm cho nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng lưu chuyển ra khỏi nền kinh tế trong nước làm cho tỷ giá tăng. Như phân tích ở Hình 1.6 (c), tỷ giá tăng nên đường IS dịch chuyển sang phải dưới
tác động của sự gia tăng xuất khẩu ròng làm cho sản lượng tiếp tục tăng. Tùy thuộc vào mức độ tự do lưu chuyển vốn mà sự dịch chuyển đường IS sẽ mạnh hay yếu, điều này dẫn đến mức gia tăng sản lượng là khác nhau. Dựa trên minh họa ở Hình 1.7, hiệu lực của CSTT trong cơ chế tỷ giá thả nổi phụ thuộc vào mức độ lưu chuyển vốn tự do, CSTT có hiệu lực tăng dần khi mức độ tự do lưu chuyển vốn tăng dần.
Bảng 1.1 Hiệu quả độc lập của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế
Chế độ tỷ giá Mức độ lưu chuyển
vốn Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa
Tỷ giá cố định Hoàn toàn tự do Vô hiệu Hiệu quả vượt trội
Không tự do lưu chuyển Vô hiệu Vô hiệu
Tỷ giá thả nổi Hoàn toàn tự do Hiệu quả vượt trội Vô hiệu
Không tự do lưu chuyển Kém hiệu quả hơn Hiệu quả vượt trội
Nguồn: Tổng hợp từ phân tích của tác giả
Dựa trên những phân tích trên, Bảng 1.1 cho thấy hiệu quả độc lập của từng chính sách điều tiết đến TTKT. Trong cơ chế tỷ giá cố định thì CSTT vô hiệu bất kể mức độ tự do lưu chuyển vốn trong khi hiệu quả CSTK tăng theo mức độ tự do lưu chuyển vốn. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi thì CSTT có hiệu lực tăng dần và CSTK có hiệu lực giảm dần theo mức độ tự do lưu chuyển vốn.
1.4.3. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá theonhững tình huống kinh tế khác nhau những tình huống kinh tế khác nhau
Đinh Xuân Cường và Nguyễn Thị Nhung (2017) phân tích cơ chế tỷ giá Việt Nam cho thấy cơ chế tỷ giá đang có sự chuyển dịch và mang tính linh hoạt theo thị trường hơn nhằm tiến đến việc thả nổi tỷ giá. Cùng với đó là xu hướng tự do hóa hơn khi Việt Nam đang dần hòa mình vào xu thế hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định được ký kết. Như vậy, theo mô hình bộ ba bất khả thi của Mundell- Fleming thì Việt Nam đang có sự thay đổi dần nhằm nâng cao khả năng độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính khu vực và chính sách tỷ giá đang dần thả nổi. Do đó, những phân tích phối
hợp CSTT và CSTK trong mục này sẽ được phân tích dựa trên bối cảnh tỷ giá thả nổi và vốn tự do lưu chuyển không hoàn toàn (cả hai chính sách điều có hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế).