Phân rã phương sai

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 141 - 144)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

4.8. Phân rã phương sai

Như vậy, phân tích hàm phản ứng xung đã chỉ ra được xu hướng và thời gian tác động của từng nhân tố đến TTKT. Để tiếp tục trả lời cho câu hỏi giữa CSTT và CSTK thì chính sách nào có tác động mạnh hơn đến TTKT trong ngắn hạn, chúng ta cùng nhau sử dụng phân rã phương sai để kết luận.

Bảng 4.18 Phân rã phương sai mô hình 1

Period S.E. D(GDP_SA) D(MS) D(FISDE_SA)

1 3540.363 100.0000 0.000000 0.000000 2 4874.645 76.72037 2.237066 21.04257 3 5413.799 65.10702 2.422014 32.47096 4 5486.041 63.77961 4.208929 32.01146 5 5669.794 60.16798 4.012357 35.81967 6 5790.860 59.06548 4.669781 36.26474 7 5962.046 56.47422 4.531260 38.99452 8 5976.623 56.24744 4.947254 38.80530 9 6056.759 54.78554 4.893257 40.32120 10 6082.604 54.56708 5.213094 40.21982

Cholesky Ordering: D(GDP_SA) D(MS) D(FISDE_SA)

Nguồn: Tính toán bằng EViews 8 của tác giả

Khi phân rã sự thay đổi của TTKT trước những cú sốc của cung tiền, thâm hụt ngân sách và của chính nội tại của TTKT được trình bày ở Bảng 4.18. Kết quả chỉ ra rằng sự thay đổi của TTKT ở giai đoạn đầu chủ yếu đến từ chính sự thay đổi của nó và có tác động đến thời điểm hiện tại. Sau đó một kỳ thì hiệu lực của các nhân tố khác mới xuất hiện, phân rã phương sai cho thấy trong ngắn hạn thì CSTK có tác động mạnh đến TTKT hơn so với CSTT. Trong ngắn hạn, CSTT có tác động đến TTKT yếu hơn so với CSTK có thể được lý giải từ việc thị trường tiền tệ và hệ thống tài chính ở nước ta còn kém hiệu quả, khiến cho tác động của các CCTT đến mục tiêu cuối cùng không đạt được mức độ mong muốn do tồn tại nhiều yếu tố gây nhiễu.

Bảng 4.19 Phân rã phương sai mô hình 2

Period S.E. D(GDP_SA) D(IRD) D(REER) D(CRE_SA)

D(FISDE_SA ) 1 3431.449 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 2 4969.863 69.60691 0.253186 1.512725 1.206702 27.42048 3 5516.028 58.19184 0.258261 1.237477 1.879135 38.43329 4 5630.739 55.89100 0.335437 1.203574 5.122406 37.44758 5 5855.089 51.69873 0.336022 1.403896 4.737642 41.82371 6 5962.673 50.31094 0.336241 2.445867 4.594504 42.31244 7 6141.317 48.80353 0.633645 2.989160 4.712950 42.86072 8 6220.251 48.25913 0.756627 3.070817 5.839066 42.07436 9 6250.359 47.79651 0.988012 3.126979 5.797164 42.29133 10 6270.935 47.48352 1.170886 3.153995 5.813647 42.37796

Cholesky Ordering: D(GDP_SA) D(IRD) D(REER) D(CRE_SA) D(FISDE_SA)

Nguồn: Tính toán bằng EViews 8 của tác giả

Tương tự với kết quả phân rã phương sai ở mô hình 1, CSTK đóng góp vai trò lớn hơn CSTT vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc phân tích phân rã phương sai ở mô hình 2 nhầm kết luận trong các kênh truyền dẫn CSTT đến TTKT thì kênh nào đóng vai trò quan trọng. Kết quả cho thấy TTKT thay đổi qua từng kỳ với sự tác động giảm dần của chính nó và các kênh truyền dẫn có tác động tăng dần. Trong đó, kênh tín dụng đóng vai trò lớn hơn so với kênh lãi suất và tỷ giá hối đoái.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Tiến hành hồi quy bộ dữ liệu thời gian theo quý thu thập được theo mô hình VECM đã cho tác giả những kết luận về hiệu quả tác động của CSTT và CSTK đến TTKT. Giữa các biến số nghiên cứu có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết nên CSTT và CSTK có tác động đến TTKT trong cả ngắn và dài hạn. Có sự đồng nhất về xu hướng tác động của cả hai chính sách đến TTKT. Cụ thể, khi CSTT và CSTT mở rộng đều làm cho mức sản lượng thực trong nước gia tăng. Trong ngắn hạn thì CSTK có hiệu lực mạnh hơn so với CSTT vì hệ thống truyền dẫn CSTT chưa phát huy được tiềm năng và còn tồn tại nhiều yếu tố gây nhiễu. Về dài hạn, CSTK có hiệu quả yếu hơn so với CSTT vì việc mở rộng tài khóa đến từ việc gia tăng chi NSNN trong khi nguồn thu không bền vững đã làm tăng áp lực xoay sở nguồn vốn bù đắp thâm hụt ngân sách.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w