Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Kế hoạch ≤20% ≤17% ≤12% 12-14% 15-17% 18-20% 18% 17% 14%
Thực tế 14.70% 8.85% 12.52% 14.16% 17.26% 18.71% 18.17% 13.89% 13.65%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN
Điều hành CSTT giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu cốt lõi là giữ vững giá trị tiền tệ, ổn định nền kinh tế vĩ mô để phát triển kinh tế bền vững nên NHNN đã sử dụng công cụ hạn mức tín dụng đối với từng năm trong nền kinh tế. Với nhận định tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn vừa qua mang tính kém bền vững, chất lượng tín dụng xấu nên định hướng trong năm 2011 mức tăng trưởng tín dụng cần đạt dưới 20%. Bằng các công cụ điều tiết thắt chặt tiền tệ, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 14.7%/năm.
Với mục tiêu kiên quyết đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 ngày 03 năm 2012 về Phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015". Cùng với đề án này, NHNN tiếp tục ra chi thị quy định mức tăng trưởng tín dụng tối đa trong năm 2012 là dưới 17%, điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Mục tiêu tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh được toàn hệ thống triển khai như giảm lãi suất cho vay và tiết kiệm chi phí để tạo điều kiện mở rộng tín dụng; rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ vốn vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định pháp luật (Báo cáo thường niên 2012, Ngân hàng Nhà nước).
Năm 2015, trước tình hình nền kinh tế tiếp tục cải thiện, nền kinh tế cần vốn để phát triển nên NHNN đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trong năm lên khoảng 18% thay vì 15-17% như trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 27/01/2015 về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2015 (Báo cáo thường niên 2015, Ngân hàng Nhà nước). Tiếp tục xu hướng điều hành linh hoạt trên thị trường, NHNN đã ban hành phương hướng tín dụng trong từng
20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 8.00 7.00 6.00 5.00 4.00 3.00 2.00 1.00 - 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Thu NSNN Chi NSNN Thâm hụt NSNN Tỷ lệ thâm hụt NSNN
năm trên cơ sở tình hình tài chính và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh theo đề nghị của các TCTD. Theo đó, tăng trưởng tín dụng đạt được liên tục trong 3 năm 2017-2019 lần lượt đạt 18.17%, 13.89% và 13.65%.
2.1.4. Kênh truyền dẫn của chính sách tài khóa
Biểu đồ 2.5 Tình trạng ngân sách nhà nước 2002-2019
Đơn vị: trăm nghìn tỷ đồng, %/GDP
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Dựa trên mục tiêu tổng quát của các Chiến lược và kế hoạch kinh tế xã hội theo giai đoạn đề ra mà CSTK đã được điều chỉnh linh hoạt theo từng năm cùng với diễn biến của nền kinh tế xã hội nước nhà.
Giai đoạn 2002-2005, CSTK đã được điều hành mở rộng cùng với CSTT nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng sản lượng trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng GDP trong giai đoạn này là 7.5%. Kết quả thực hiện giai đoạn này cho thấy tốc độ tăng trưởng thu và chi NSNN một cách đáng kể, thu ngân sách năm 2005 gấp 1.84 lần so với năm 2002 và chi gấp 1.77 lần. Tốc độ tăng trưởng của thu ngân sách cao hơn chi ngân sách nên tình trạng thâm hụt ngân sách giai đoạn này được cải thiện đáng kể khi tỷ trọng thâm hụt trên GDP giảm từ 4.54% xuống còn 3.76%.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2007 của Tổng cục Thống kê dự toán thu ngân sách đạt 281.9 nghìn tỷ đồng và chi ngân sách đạt 357.4 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện cho thấy cả thu và chi trong năm điều vượt dự toán khi thu NSNN đạt 315.9 nghìn tỷ đồng và chi đạt 399.4 nghìn tỷ đồng. Trong khi các khoản mục chi đều vượt dự toán thì thu ngân sách có một số chỉ tiêu thấp hơn khoảng 5% so với dự toán như là thu từ kinh tế nhà nước (bằng 95.5% dự toán), thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bằng 97.4% dự toán) và thu phí xăng dầu (bằng 94.4% dự toán) .
Năm 2008 với sự bất ổn của nền kinh tế trong nước cùng với biến động thế giới đã làm cho lạm phát bùng nổ mạnh nên Chính phủ đã ban hành các giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có thắt chặt chi tiêu công tại Nghị quyết 10/2008/NQ- CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong nhóm 8 giải pháp đề ra, chi ngân sách cần được rà soát, điều chỉnh và tập trung nguồn lực cho các dự án, công trình có hiệu quả và sắp hoàn thành trong ngắn hạn. Đồng thời đó là việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân công cho các dự án, công trình lớn, là nền tảng TTKT cho những năm tiếp theo và kiên quyết thực hiện chủ trương cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên. Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công, Chính phủ còn yêu cầu các thành phần kinh tế nhà nước thực hiện cắt giảm chi đầu tư cho việc xây dựng cơ bản như Tập đoàn Dầu khí giảm hơn 6,000 tỷ đồng, Tập đoàn bưu chính viễn thông giảm 1,000 tỷ đồng (Nguyễn Thanh Giang, 2018). Với những biện pháp mạnh tay cắt giảm chi tiêu, mức thâm hụt ngân sách năm 2008 chỉ đạt 1.37% GDP. Nền kinh tế xuất hiện lạm phát cao trong khi đó tăng trưởng sản lượng thực giảm so với năm 2007.
Thời điểm cuối năm 2008 về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng nền kinh tế lại rơi vào trạng thái trì trệ, hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn khi vốn kinh doanh trở nên khó tiếp cận, chi phí lãi tăng cao, giá chi phí nguyên vật liệu tăng do lạm phát diễn ra khắp thế giới. Để ngăn chặn suy thoái kinh tế, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về
những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì TTKT, bảo đảm an sinh xã hội được ban hành cho thấy chủ trương điều hành đã thay đổi từ CSTK thắt chặt chuyển sang mở rộng. Các biện pháp kích thích cầu đầu tư được Chính phủ chỉ đạo như rà soát các văn bản pháp luật đang gây trở ngại, khó khăn cho các dự án đầu tư và khẩn trương xây dựng dự Luật sửa đổ, bổ sung các Luật về đầu tư để trình Quốc hội; Tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 cho đến hết tháng 6/2009 đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, trong trường hợp chưa được bố trí nguồn vốn thì cần hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xý lý nguồn vốn, bao gồm việc tạm ứng ngân sách để thực hiện. Đồng hành với những giải pháp mở rộng tài khóa bằng chi tiêu ngân sách thông qua đầu tư công, Chính phủ đã thực hiện công cụ thuế như giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý IV năm 2008 và năm 2009 đối với thu nhập xuất phát từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gia hạn thời gian nộp thuế 9 tháng đối với các doanh nghiệp được miễn giảm thuế trên và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông lâm thủy sản, dệt may, da giày và các linh kiện điện tử. Những động thái mở rộng tài khóa này đã làm bội chi ngân sách ở mức 5.89% GDP, do chi ngân sách tăng 23.97% nhưng thu ngân sách chỉ tăng 5.63%.
Mở rộng CSTK kết hợp với CSTT mở rộng để ngăn nền kinh tế suy thoái trong năm 2009-2010 đã đưa mức lạm phát trong nền kinh tế lên cao, TTKT kém ổn định. Do đó, với mục tiêu phát triển bền vững được đặt ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ 2011-2020 Chính phủ đã ban hành một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội như Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 24/2/2011. Theo đó, phấn đấu nỗ lực tăng thu NSNN từ 7% đến 8% so với dự toán ngân sách năm 2011, tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc quản lý thuế nhằm hạn chế thất thu thuế, xử lý các khoản thuế còn tồn động các năm bằng các biện pháp cưỡng chế và hạn chế xuất hiện các khoản nợ thuế mới trong năm. Đồng thời là việc thắt chặt chi tiêu Chính phủ, tiết kiệm thêm 10% các khoản chi phí không cần thiết như trang bị xe ô tô mới, điều hòa nhiệt độ, chi phí điện, nước, văn phòng
phẩm,... Việc giảm chi tăng thu nhằm mục đích phấn đấu đạt tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức dưới 5% so với GDP. Tăng cường công tác đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã được phê duyệt, tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên. Kết quả thực hiện cho thấy thu ngân sách tăng thêm 20.31% trong khi chi ngân sách chỉ tăng 19.77%, giúp cho tỷ lệ thâm hụt ngân sách chỉ còn 2.37% GDP.
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012 tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi, tăng thu NSNN, phấn đấu giảm bội chi NSNN năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP. Xử lý các vấn đề còn tồn động trong lĩnh vực thu NSNN, thu hồi số tiền nợ thuế chưa thu đặc biệt là các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, hàng hóa nhập khẩu. Trước tình hình lạm phát cơ bản đã ổn định nhưng sức mua thị trường giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2011 nên Chính phủ đã chuyển từ CSTK thắt chặt sang mở rộng khi ban hành Nghị quyết Số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. CSTT và CSTK trong giai đoạn này tập trung vào việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cùng với đảm bảo an sinh xã hội. Các giải pháp được đưa ra liên quan đến công cụ thuế thông qua việc miễn giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Cụ thể, gia hạn thời gian nộp thuế quý II năm 2012 thêm 6 tháng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực được quy định, giảm 50% tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí miễn giảm, miễn thuế môn bài 12 tháng đối với các hộ đánh bắt hải sản và sản xuất muối. Do sự thay đổi từ chính sách điều hành thắt chặt sang mở rộng đã gây nên sự biến động trong mức thu chi ngân sách năm 2012, theo số liệu NHNN nêu trong báo cáo thường niên năm 2012 cho thấy mức chi NSNN tăng 12.5%, thu
NSNN tăng chỉ 5.3% nhưng vẫn đảm bảo được kế hoạch bội chi ngân sách mà Quốc hội đã đặt ra là 4.8% GDP. Năm 2013-2016 tiếp tục thực hiện CSTK giúp tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt là thay đổi mức thuế thu nhập đối với doanh nghiệp, giảm từ mức 25% xuống 22% từ đầu năm 2014 và xuống còn 20% từ đầu năm 2016. Giai đoạn 2017-2019 triển khai các Nghị quyết được Quốc hội thông qua, theo đó thì CSTK được điều hành theo hướng thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả và tăng cường kỷ luật tài chính – NSNN, tiết kiệm chi tiêu ngân sách và chống lãng phí. Tiến hành cơ cấu lại nguồn thu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững.
2.2. Thực trạng phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá giai đoạn 2002-2019
Trước diễn biến thực tế của nền kinh tế vĩ mô mà CSTT và CSTK đã được điều hành một cách linh hoạt nhằm đảm bảo được mục tiêu quản lý kinh tế mà Quốc hội và Chính phủ đã quy định. Nhìn về tổng thể kết quả TTKT vĩ mô cùng với kết quả về lượng cung tiền trong nền kinh tế cùng với chi NSNN có thể đánh giá được mức độ phối hợp hài hòa giữa hai chính sách.
Dựa trên Biểu đồ 2.1 về thực trạng TTKT và lạm phát, tác giả có thể lập nên bảng tổng hợp về diễn biến thay đổi tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế trong phạm vi nghiên cứu.