Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 70 - 74)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.3.Khoảng trống nghiên cứu

1.5. Tổng quan về các nghiên cứu trước

1.5.3.Khoảng trống nghiên cứu

Thông qua quá trình khảo lược các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy vẫn tồn tại khoảng trống nghiên cứu liên quan đến tác động của CSTT và CSTK đến TTKT. Do đó, việc lấp đầy những khoảng trống này sẽ làm gia tăng ý nghĩa thực tiễn của luận văn này.

Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để xem xét đến chiều hướng tác động của CSTT và CSTK đến TTKT. Mặc dù đã có những nghiên cứu xem xét hai chính sách này

trong mối tương quan với nhau nhưng vẫn chưa làm rõ cơ chế truyền dẫn của từng chính sách đến nền kinh tế.

Ngoài ra, các nghiên cứu nước ngoài cũng đã tiến hành để kiểm tra xem liệu giữa CSTT và CSTK thì chính sách nào có hiệu quả mạnh mẽ hơn đến TTKT. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên vì tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Ủng hộ với quan điểm CSTK có hiệu quả hơn so với CSTT là các nghiên cứu của Neil Angelo C. Halcon và Leah Melissa T. De Leon (2004) tại Philippines, David Iheke Okorie và cộng sự (2017) tại Nigeria, Mustafa Özer và Veysel Karagöl (2018) tại Thổ Nhĩ Kỳ. CSTT được chỉ ra rằng có hiệu quả hơn ở các nghiên cứu thực nghiệm của Sayera Younus (2012) và Md. Abu Hasan và cộng sự (2016) tại Bangladesh, Emmanuel Dodzi K. Havi và Patrick Enu (2014) tại Ghana, Hu¨seyin ¸Sen và Ay¸se Kaya (2015) tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với các nghiên cứu trong nước, đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích tác động của từng chính sách riêng lẻ đối với nền kinh tế. Cụ thể, tác động của CSTT đến TTKT được nghiên cứu bởi Nguyễn Thị Thanh Vân và cộng sự (2015), Nguyễn Duy Sữu (2017) và Nguyễn Thị Vân Anh (2018). Về tác động của CSTK đến TTKT thì đã có được những bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014), Huỳnh Thế Nguyễn và cộng sự (2015) và Nguyễn Thanh Giang (2018). Những nghiên cứu này có ưu điểm trong việc nghiên cứu cơ chế tác động của từng chính sách đến TTKT với các kênh truyền dẫn của mình.

Ngoài ra, trong nước cũng đã có những nghiên cứu về tác động tương đối giữa CSTT và CSTK đến TTKT như của Hồ Ngọc Tú (2016). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở bước chỉ ra xu hướng và mức độ tác động của từng chính sách mà chưa đi sâu vào phân tích cơ chế tác động của nó. Bên cạnh đó thì vấn đề phối hợp giữa hai chính sách vẫn chưa được quan tâm.

Như vậy, luận văn này cần được thực hiện để có cái nhìn tổng quát về tác động của CSTT và CSTK đến TTKT trong cơ chế truyền dẫn của nó. Thông qua đó, nghiên cứu thực nghiệm để xác định mức độ hiệu quả của từng chính sách đến TTKT ở Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị về chính sách với mức ý nghĩa khoa học cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

TTKT, giải quyết việc làm và ổn định giá cả là những mục tiêu cuối cùng khi CSTT và CSTK được thực thi. Để đạt được mục tiêu đề ra thì nhà điều hành chính sách cần phải hoạch định những mục tiêu trung gian nhằm đảm bảo hiệu lực của chính sách vì có độ trễ trong việc truyền dẫn tác động của chính sách đến mục tiêu cuối cùng. Do đó, dựa trên việc đo lường các chỉ tiêu trung gian mà các công cụ khác nhau của từng chính sách được sử dụng là cách hữu hiệu để các chính sách kịp thời phản ứng trước diễn biến trên thị trường.

Hiệu quả của từng chính sách thay đổi theo bối cảnh nền kinh tế, điển hình là chính sách ngoại thương. Vì vậy mà CSTK và CSTT cần phải dựa trên tác động của từng chính sách đến nền kinh tế để có thể đưa ra biện pháp phối hợp thích hợp để giữ mức TTKT trong ngắn hạn. Các chính sách kinh tế sẽ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế trong ngắn hạn thông qua việc tác động đến các yếu tố của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng là vốn và lượng lao động có việc làm. Trong khi đó, về dài hạn thì TFP là yếu tố quyết định nền kinh tế tăng trưởng bền vững nên các chính sách chủ yếu mang tính chất định hướng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng năng suất lao động.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 70 - 74)