5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
2.1.1. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam thì NHTW và Bộ Tài chính, hai cơ quan điều tiết CSTT và CSTK, đều trực thuộc Chính phủ. Do đó, khi hai cơ quan sử dụng các công cụ nằm trong tay mình để điều tiết nền kinh tế thì đều phải thông qua Chính phủ. Lúc này, mục tiêu điều hành giữa hai chính sách có tồn tại sự tương đồng nhất định với nhau. Tùy vào điều kiện nền kinh tế mà mục tiêu nào sẽ được ưu tiên điều tiết: ổn định kinh tế vĩ mô (TTKT) hay là ổn định giá trị tiền tệ (kiềm chế lạm phát).
Sự phối hợp trong điều hành CSTT và CSTK được quan tâm, chú trọng khi NHNN cùng với Bộ Tài chính tiến hành ký kết “Quy chế về phối hợp công tác và trao đổi thông tin” vào ngày 29/02/2012 nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và điều hành CSTT và CSTK (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012). Việc phối hợp diễn ra ngày càng chặt chẽ hơn khi các Bộ và cơ quan ngang Bộ gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Nhà nước Việt nam - Bộ Tài chính - Bộ Công Thương trong việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô vào ngày 02/12/2014. Việc phối hợp xử lý để điều tiết nền kinh tế được Ban chỉ đạo liên Bộ thực thi (các thành viên là Bộ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thống đốc NHNN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư – chủ trì Ban chỉ đạo liên Bộ). Về nhiệm vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì xây dựng, điều hành mục tiêu TTKT và về mục tiêu lạm phát thì do NHNN chủ trì xây dựng và điều hành. Như vậy, về mục tiêu điều hành nền kinh tế hàng năm sẽ do NHNN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành, làm cơ quan đầu mối chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan khác. Về thực thi CSTK và chính sách ngoại thương do Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chủ trì điều hành tương ứng. Các bộ có nhiệu vụ phối hợp, cung cấp thông tin theo lĩnh vực quản lý
của mình và định kỳ hàng quý, cơ quan chủ trì sẽ phải tổng hợp, lập báo cáo kết quả phối hợp điều hành các chính sách để báo cáo Chính phủ.
Bảng 2.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2002- 2019
Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát
2002 7-7.3% 3-4% 2003 7-7.5% <5% 2004 7.5-8% <5% 2005 8.50% <6.5% 2006 8% <tăng trưởng GDP 2007 8.2-8.5% <tăng trưởng GDP 2008 8.5-9% <tăng trưởng GDP 2009 6.5% <15% 2010 6.5% <7% 2011 7-7.5% <7% 2012 6-6.5% <10% 2013 5.5% 8% 2014 5.8% 7% 2015 6.2% 5% 2016 6.7% <5% 2017 6.7% 4% 2018 6.5-6.7% 4% 2019 6.6-6.8% 4%