.4 Biên độ dao động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2002-2019

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 89 - 93)

26/02/1999 0.1% 65/1999/QĐ-NHNN7 01/07/2002 0.25% 679/2002/QĐ-NHNN 31/12/2006 0.5% 2554/QĐ-NHNN 24/12/2007 0.75% 3039/QĐ-NHNN 10/03/2008 1% 504/QĐ-NHNN 27/06/2008 2% 1436/QĐ-NHNN 07/11/2008 3% 2635/QĐ-NHNN 24/03/2009 5% 622/QĐ-NHNN 25/11/2009 3% 2666/QĐ-NHNN 11/02/2011 1% 230/QĐ-NHNN 12/08/2015 2% 1595/QĐ-NHNN 19/08/2015 3% 1636/QĐ-NHNN Nguồn: thuvienphapluat.vn

Dựa trên điều tiết biên độ dao động của tỷ giá được phép giao dịch trên thị trường trong Bảng 2.4 biểu thị diễn biến trên thị trường ngoại hối. Cụ thể, năm 2002 đến năm 2008 đã có sự gia tăng trong mức độ dao động của tỷ gia từ 0.25% lên 1%. Như vậy, NHNN đang thực hiện nới lỏng cam kết giữ mức độ ổn định của tỷ giá trong các hoạt động thương mại quốc tế. Với sự biến động mạnh của thị trường vốn quốc tế khi các nhà đầu tư ngoại tìm kiếm thị trường tiềm năng để trú ẩn an toàn trước cú sốc của khủng hoảng kinh tế thì tỷ giá giao dịch giai đoạn 2008-2009 đã được nới lỏng biên độ dao động lên đến 5%. Năm 2011 trước diễn biến của sự mất giá đồng EUR và tăng giá của đồng USD gây áp lực mạnh đối với tỷ giá, hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nên NHNN đã tiến hành giảm biên độ dao động xuống còn 1%. Việc giảm biên độ này được thực hiện cùng với giới hạn lãi suất huy động và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng USD nhằm thực hiện kiểm soát lạm phát, hỗ trợ TTKT theo chủ trương của Chính phủ.

Thực trạng Trung Quốc liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ và việc Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất liên bang trong tháng 8 năm 2015 đã gây sức ép lên tỷ giá nên NHNN đã liên tiếp điều chỉnh biên độ dao động chỉ trong vòng 1 tuần từ 1% lên 2% ngày 12/08/2015 và lên 3% ngày 19/08/2015 (Nguyễn Duy Sữu, 2017). Ngày 17/12/2015, cục dự trữ liên bang Mỹ tiến hành nâng lãi suất USD lên 0.25% nên

NHNN đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-NHNN có hiệu lực vào ngày 18/12/2015 hạ lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân đều ở mức 0%. Quyết định giảm lãi suất này cho thấy quyết tâm trong việc thực hiện các giải pháp chống tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế cũng như chuyển dần quan hệ tín dụng đối với đồng USD thành giao dịch mua bán. Chính sách này nhằm tăng cung ngoại tệ thông qua việc đưa USD trong dân cư vào giao dịch khi người dân nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ. Nhờ vào đó mà tỷ giá ổn định hơn trong biên độ dao động trước tác động lãi suất đông USD trên thị trường quốc tế.

25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0

Biểu đồ 2.3 Tỷ giá VND/USD bình quân năm giai đoạn 2002-2019 2019

Tỷ giá Thay đổi

12% 10% 8% 6% 4% 2% 0%

Nguồn: International Monetary Fund

Lạm phát ở nước ta cao hơn ở Mỹ nên tỷ giá sẽ có xu hướng gia tăng theo thời gian, mức gia tăng cao trong thời gian ngắn cho thấy tình trạng bất ổn định của tỷ giá và có tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ với các chủ nợ nước ngoài. Với cơ chế điều hành tỷ giá thông qua tỷ giá trung tâm, NHNN ngăn chặn được tình trạng biến động mạnh của tỷ giá trong thời gian ngắn và cho thấy hiệu quả trong giai đoạn 2002-2008 khi tốc độ tăng tỷ giá hàng năm đã có sự suy giảm từ 1.51% năm 2003 xuống 0.69% năm 2007. Tỷ giá năm 2008 chỉ tăng có 1.22% so với năm 2007 cho thấy NHNN điều chỉnh xu hướng biến động của VND so với USD khá chặt chẽ trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ tăng mạnh, điều này góp 3.76% 1.51% 1.52% 0.72% 15,280 15,510 15,746 9.07% 10.19 % 18,613 20,510 1.55% 0.51% 1.03%

60 50 40 30 20 10 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng GDP thực Tăng trưởng tín dụng

phần nhập khẩu lạm phát thế giới vào nền kinh tế nước ta mặc dù NHNN đã tiến hành nới lỏng biên độ dao động từ 1% lên 3%.

Giai đoạn 2010-2011 với sự tăng giá của đồng USD do tác động của sự suy yếu đồng tiền chung khu vực Châu Âu đã gây sức ép cho tỷ giá biến động mạnh. Sự gia tăng tỷ giá được điều tiết thông qua biên độ dao động thấp đã giúp cho nhà sản xuất nắm được xu hướng thị trường để có những biện pháp ứng phó kịp thời, tránh được tình trạng tỷ giá tăng đột ngột làm mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngoại tệ và chi phí sản xuất gia tăng. Giai đoạn 2012-2019 tỷ giá được điều hành ổn định với mức tăng hàng năm khoảng 1.5%/năm.

2.1.3.3. Kênh tín dụng

Trong các kênh tín dụng được trình bày tại chương 1 thì kênh tín dụng ngân hàng cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho các đối tượng trong nền kinh tế. Do đó, ở nội dung này sẽ phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng trong hệ thống các NHTM. Biểu đồ 2.4 cho thấy với 1% tăng trưởng GDP cần đến lượng tăng trưởng tín dụng lớn, mức thấp nhất trong giai đoạn 2002-2010 là gần 3% vào năm 2006.

Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2002-2010

Với nhiệm vụ TTKT được đặt ra trong giai đoạn 2001-2005, NHNN đã sử dụng các công cụ điều tiết nới lỏng, gia tăng mức tín dụng trong nền kinh tế. Dựa trên số liệu do IMF công bố, cho thấy mức tăng trưởng tín dụng đã tăng liên tục từ năm 2002-2004 với mức tăng trưởng tương ứng là 25.48%, 32.45% và 39.4%. Trong giai đoạn này các chủ thể kinh tế tăng cường mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn lớn, trong khi đó thị trường chứng khoán vẫn chưa phát triển để trở thành nơi huy động vốn ngoài hệ thống ngân hàng hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2005 đã có sự chậm lại do lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng, làm cho mặt bằng lãi suất trong nước có sự biến động nên hạn chế khả năng gia tăng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Cùng với đó là nhu cầu vốn được đáp ứng bởi các nguồn vốn khác như viện trợ không hoàn lại (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quỹ hỗ trợ phát triển,... cũng đã góp phần làm hạn chế tốc độ tăng tín dụng trong năm. Tuy nhiên, điều này có tác động nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng, góp phần kiểm soát lạm phát trong nước trước diễn biến tăng giá dầu và dịch cúm gia cầm (Báo cáo thường niên 2005, Ngân hàng Nhà nước).

Giai đoạn 2006-2010 hoạt động tín dụng trong nước chứng kiến biến động mạnh dưới các sự kiện kinh tế. Như phân tích ở kênh lãi suất, năm 2006 chứng kiến dòng tiền đổ bộ vào thị trường trong nước thông qua các kênh khác nhau như thị trường chứng khoán, vốn đầu tư nước ngoài nên khả năng mở rộng tín dụng gặp hạn chế. Tuy nhiên dưới sự bùng phát của cơn sốt đất năm 2007 đã làm tăng nhu cầu tín dụng toàn nền kinh tế cho mục đích phi sản xuất nên đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đạt mức kỷ lục 49.8%/năm. Trước nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng khi bong bóng bất động sản vỡ cùng với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên NHNN đã thực thi các chính sách điều tiết quyết liệt để kiểm soát lạm phát trong năm 2008. Do đó tăng trưởng tín dụng đã hạ nhiệt xuống còn 27.6%. Năm 2009, NHNN đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc ngăn chặn suy thoái kinh tế nên đã thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất làm cho mức tăng trưởng tín dụng trong năm đạt 45.3%.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế. (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w