Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàngTMCP Bắc

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 117 - 122)

4.1 .Định hƣớng phát triển của ngân hàng Bắ cÁ Chi nhánh Hà Nội

4.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàngTMCP Bắc

4.2.1. Điểm mạnh

NASB là một Ngân hàng TMCP lâu đời, có bề dày lịch sử, NASB Hà Nội là chi nhánh lâu đời nhất của Ngân hàng TMCP Bắc Á: Đối với ngành ngân hàng mà nói, tuổi đời của mình là một yếu tố vô cùng quan trọng. Với tuổi đời của mình, NASB Hà Nội đã xây dựng đƣợc cho mình một hệ thống khách hàng, phân khúc thị trƣờng rõ rang, ổn định.

Bên cạnh đó hệ thống mạng lƣới của NASB Hà Nội đƣợc phân bổ trên 01 trụ sở chính và 07 phòng giao dịch mặc dù đã thay đổi vị trí nhiều lần nhƣng đều là những địa điểm giao thông thuận tiện, dân cƣ đông đúc.

Là một trong những chi nhánh đầu tiên của NASB, Chi nhánh Hà Nội có nền tảng vững chắc về nghiệp vụ và nhiều hoạt động bên lề, luôn là chi nhánh đứng đầu trên toàn hệ thống BAC A BANK.

Năng lực tài chính: Về quản lý rủi ro, NASB có hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, quy chuẩn luôn đảm bảo quản lý thanh khoản đƣợc tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp. Về vốn ngân hàng, trong năm 2014 NASB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 4.400 tỷ đồng.

107

Nguồn nhân lực: hiện nay NASB Hà Nội có 93 nhân viên trong đó có 7 thạc sỹ,… cử nhân, các cán bộ của NASB Hà Nội thƣờng xuyên đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của NASB. NASB đa dạng hóa phƣơng thức đào tạo nhằm tạo cho nhân viên nhiều cơ hội học tập và phát triển.

4.2.2. Điểm yếu

Ứng dụng công nghệ còn chậm chạp, đi sau những ngân hàng khác

- Là một trong những ngành có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, NASB đã có trang web chính thức nhƣng giống nhƣ đa phần các trang web ngân hàng khác, trang web chính thức của NASB chƣa đƣợc trang bị thiết kế tùy biến linh họat, tƣơng thích với nhiều thiết bị di động mà hiện đang là xu hƣớng mới đƣợc rất nhiều ngƣời dùng ƣa chuộng. Điểm hạn chế này khiến việc thể hiện tầm vóc, vị thế của NSĐB không đƣợc tƣơng xứng và trọn vẹn.

- Ứng dụng mới về các sản phầm Ngân hàng điện tử ( Internetbanking và mobile banking) vừa mới chỉ đƣợc ra mắt rộng rãi vào đầu năm 2015 trong khi dịch vụ này đối đã xuất hiện nhiều năm, đƣa lại một số lợi nhuận cụ thể cho các ngân hàng khác nhiều năm trở lại đây.

- Phần mềm quản lý Corebanking của NASB bộc lộ nhiều điểm yếu cần khắc phục. Những điểm yếu này gây trở ngại cho ngƣời dùng cũng nhƣ gây mất chi phí thời gian và nhân công của ngân hàng. Ví dụ: Phần mềm không thể tự thu lãi, in lãi trƣớc cho khách hàng.

Lãi suất của ngân hàng: Lãi suất cho vay của ngân hàng vẫn còn khá cao, khả năng tiếp cận vốn của cá nhân, doanh nghiệp khó khăn. Mặt khác, các sản phẩm cho vay của ngân hàng so với các ngân hàng khác cũng không có nhiều ƣu đãi, hấp dẫn khách hàng đến giao dịch tín dụng tại Chi nhánh.

Các sản phẩm: Mặc dù Chi nhánh đã chú trọng tới công tác đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm đƣa ra còn chồng chéo, thậm chí đƣa ra quá nhiều sản phẩm cho một loại hình với sự khác biệt không nhiều giữa các sản phẩm về đặc tính và lãi suất. Bên cạnh đó các sản phẩm của Chi nhánh cũng không có sự

108

khác biệt nhiều so với các ngân hàng khác, thậm chí NASB Hà Nội còn chạy theo và đƣa ra các sản phẩm sau sản phẩm của các Ngân hàng thƣơng mại khác.

Marketing: Trong một thời gian dài các chính sách marketing, chƣơng trình khuyến mại, quà tặng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức nên hình ảnh ngân hàng trên địa bàn chƣa đƣợc đậm nét, chƣa có ấn tƣợng mạnh trong lòng khách hàng, các chƣơng trình khuyến mại thƣờng lặp lại, quà tặng chƣa có tính sáng tạo, độc đáo nên chƣa nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình từ khách hàng. Thêm vào đó, Chi nhánh chƣa thực hiện tính toán một cách khoa học và chính xác lƣợng quà tặng, quà khuyến mại gửi tới khách hàng nên dẫn đến tình trạng hết chƣơng trình khuyến mại mà có nhiều phòng giao dịch hết quà tặng với khách hàng, dẫn đến phản tác dụng của chƣơng trình, để lại ấn tƣợng xấu về ngân hàng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, hình ảnh mới của Bacabank với thƣơng hiệu và logo mới chỉ đc ra mắt trong khoảng 3 năm gần đây, điều này làm giảm tính cạnh tranh của NASB Hà Nội với những ngân hàng trên địa bàn.

Lãi suất huy động cao là con dao hai lƣỡi: BAC A BANK ra đời từ năm 1994 nhƣng đến năm 2012 ra mắt thƣơng hiệu BAC A BANK, năm 2013 hệ thống nhận diện thƣơng hiệu tiếp tục đƣợc hoàn thiện trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, trên địa bàn khu vực địa bàn của Chi nhánh Hà Nội dân cƣ chủ yếu đã quen với hình ảnh của các ngân hàng cổ phần Nhà nƣớc, nên khi BAC A BANK Hà Nội thâm nhập thị trƣờng này, thay đổi thói quen của dân cƣ chủ yếu nhờ vào huy động với lãi suất cao dẫn tới chi phí huy động lớn.

4.2.3. Cơ hội

Quy mô dân số và mật độ dân số:

Với quy mô gần 86,2 triệu ngƣời, Việt Nam là nƣớc đông dân thứ 12 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Nhật Bản, Mexico, Philippines. Dân số đông tạo ra ngân hàng có số lƣợng khách hàng, cơ hội phát triển. Đời số ngƣời dân dần nâng cao mà ngƣời Việt Nam luôn có xu hƣớng cần kiệm giúp ngân hàng phát triển các sản phẩm huy động vốn.

109

Mật độ dân số của Việt Nam đạt 260 ngƣời/km2, cao gấp trên 5 lần và đứng thứ 41 trong 208 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nƣớc ở Đông Nam Á, cao gấp đôi à đứng thứ 16/50 nƣớc và vùng lãnh thổ ở châu Á.Việc phân bố dân cƣ và mật độ dân cƣ giúp cho ngân hàng xác định đƣợc việc phân khúc thị trƣờng, phân bổ, đƣa ra các ấn phẩm dịch vụ của mình.

Cơ hội từ yếu tố ngành:

- Ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh đặt biệt – kinh doanh tiền tệ. Hiện nay, khi nền kinh té Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Chính vì thế, tuy thời gian qua ngành ngân hàng có xu hƣớng phát triển chậm lại nhƣng trong tƣơng lại ngành ngân hàng còn có thể phát triển.

- Thu nhập của ngƣời dân Việt Nam đã tăng rất nhiều và ngƣời dân đang có xu hƣớng gửi tiết kiệm vào ngân hàng ( vì đây là phƣơng thức đầu tƣ an toàn). Số lƣợng tài khoản ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chiếm khoản hơn 30% dân số. Số lƣợng các sản phẩm tài chính tại Việt Nam chƣa nhiều, các ngân hàng có thể tăng đƣợc khoản thu nhập ngoài nguồn thu từ hoạt động tiền gửi.

- Sự đa dạng các dịch vụ của ngân hàng đã giúp cho ngành ngân hàng phát triển hơn, các dịch vụ đã giúp cho sự thuận tiện trong giao dịch và sự an toàn.

Nhân tố chính trị - pháp luật:

Môi trƣờng chính trị Việt đƣợc đánh giá là ổn định so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, là một trong những điểm mạnh để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho ngành tài chính – ngân hàng mở rộng và phát triển ổn định.

Tại Việt Nam, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống tài chính nói riêng dã đặt ra yêu cầu có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) là Ngân hàng trung ƣơng và các cơ quan liên quan trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế, nhiều văn bản mwois đã đƣợc ban hành trong thời gain qua; nhiều chủ trwong, chính sách và định hƣớng đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng đã đƣợc ban

110

hành, nên cần có hệ thống văn bản pháp luật ngân hàng đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý dể thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh cải cách, đổi mới về tổ chức và hoạt động NHNN.

Trong bối cảnh mở cửa và khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ đã có những quyết sách về kinh tế vĩ mô trong nƣớc, hƣớng tới sự ổn định, đồng thời vẫn tiếp tục hỗ trợ các khu vực còn khó khăn của nền kinh tế.

Nhân tố công nghệ

Kỹ thuật – công nghệ tại Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nƣớc phát triển trên thế giới. Hệ thống kỹ thuật - công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cấp và trang bị hiện đại. Việc tăng cƣờng ứng dụng công nghệ hiện dại và một lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt dịch vụ: Internetbanking, Mobilebanking, SMS banking… NASB cũng nhƣ các ngân hàng khác đã áp dụng các công nghệ này phục vụ trong hoạt động của ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng đang phát triển và ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bằng việc liên kết với nhau tạo nên một hệ thống.

Nhân tố văn hóa xã hội

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, xã hội Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, dân trí phát triển cao,đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. Nhu cầu ngƣời dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do k ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.

Ở Việt Nam vẫn chƣa có văn hóa sử dụng các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng. Tiền mặt vẫn đƣợc sử dụng nhiều, phần lớn các giao dịch thanh toán của khu vực dân cƣ và một số DNNVV vẫn dùng tiền mặt. Các hộ gia đình vẫn phải trả tiền điện, nƣớc, điện thoại, cƣớc Internet, truyền hình cáp…phần lớn bằng tiền mặt.

4.2.4. Thách thức

Sự ổn định của nền kinh tế: Trong giai đoạn này, kinh tế có nhiều biến động. Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho hoạt động của ngành Tài chính – Ngân hàng nói chung gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nhằm ổn định và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, Ngân hàng nhà nƣớc cũng đƣa ra nhiều biện

111

pháp thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trƣởng tín dụng nóng, bình ổn và hạn chế lạm phát. Nhằm thực hiện những mục tiêu Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành mức lãi suất trần huy động, hạn chế việc mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng thƣơng mại...Những hạn chế đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và đến hiệu quả huy động vốn nói riêng.

Môi trƣờng pháp lý: Hệ thống pháp luật về các tổ chức tín dụng tại Việt Nam còn nhiều lỗ hổng, chƣa đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính đồng bộ và nhất quán. Tuy rằng các văn bản ban hành đƣợc sửa đổi trong thời gian ngắn nhƣng vẫn không bắt kịp đƣợc sự thay đổi của thị trƣờng. Bên cạnh đó chế tài xử phạt đối với các sai phạm vẫn chƣa nghiêm ngặt. Chính điều này gây ra sự cạnh tranh thiếu công bằng và lành mạnh trên thị trƣờng giữa các ngân hàng với nhau.

Thói quen, tâm lý khách hàng: Do đó, khách hàng cũng thích gửi các kỳ hạn ngắn hơn với kỳ vọng lăi suất sẽ tăng trong tƣơng lai, khi đó họ sẽ có thể điều chỉnh kịp thời với những biến động của thị trƣờng. Hơn nữa, tâm lý ngƣời dân ƣa thích gửi tiền tiết kiệm ở 4 ngân hàng có cổ phần Nhà nƣớc nhiều hơn , dân cƣ cũng quan tâm đến các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, mua bán vàng, chứng khoán,...

Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác: Trong giai đoạn này, sự mở rộng mạng lƣới của các ngân hàng thƣơng mại tại đô thị, sự mở rộng thị phần từ các ngân hàng cổ phần nông thôn chuyển đổi thành ngân hàng cổ phần đô thị. Thêm vào đó là sự phát triển của các tổ chức tài chính cũng làm công tác huy động vốn, các công ty bảo hiểm,... cũng tạo ra môi trƣờng cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn của Chi nhánh. Các ngân hàng thƣơng mại nhỏ hiện nay đang mở rộng thị phần cần lôi kéo khách hàng và khuyếch trƣơng danh tiếng, do đó đã đƣa ra nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn với mức lãi suất cao, khiến cho việc giữ thị phần hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing Mix tại Ngân hàngTMCP Bắc Á chi nhánh Hà nội

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)