Giới thiệu chung về Ngân hàngTMCP Bắ cÁ chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàngTMCP Bắ cÁ chi nhánh Hà Nội

3.1.1 Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Bắc Á có tên tiếng anh là NASB (tên Tiếng Anh là Bac A Commercial Joint Stock Bank) đƣợc thành lập năm 1994 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Nghệ An nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trụ sở chính của ngân hàng đƣợc đặt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mạng lƣới hoạt động rộng khắp trên các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nƣớc.

Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thƣơng mại Công nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Bắc Á hoạt động dựa trên 5 tôn chỉ Tiên phong – Chuyên nghiệp – Đáng tin cậy – Cải tiến không ngừng – Vì hạnh phúc đích thực. Giữ tâm sáng nhƣ sao, ngân hàng TMCP Bắc Á xây dựng chuẩn mực ngân hàng mới, kết hợp hài hòa giữa bản sắc truyền thống với tinh hoa tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra sức mạnh tài chính cân bằng để cùng cả dân tộc hƣớng đến tƣơng lai thịnh vƣợng.

Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (NASB Hà Nội) đƣợc thành lập vào năm 1995 , Giấy đăng ký kinh doanh số: 2900325526-006 do Phòng Đăng ký kinh doanh số 1 - Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đăng ký lần đầu: ngày 25/7/1995; đăng ký thay đổi lần thứ 6: ngày 11/7/2012.

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Chi nhánh Hà Nội là một trong 7 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội của BAC A BANK cũng là chi nhánh quan trọng nhất thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội

45

3.1.2. Các yếu tố nguồn lực của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội

3.1.2.1. Tình hình vốn kinh doanh

Từ khi mới thành lập, NASB Hà Nội luôn xác định tạo vốn là khâu quan trọng mở đƣờng, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng đƣợc tăng trƣởng cả về VNĐ và ngoại tệ. Để có thể đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội và phục vụ tốt hơn hoạt động của mình, NASB Hà Nội luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng. Xác định rõ nhiệm vụ đó, đến nay NASB Hà Nội đã xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý và đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong nền kinh tế. Lãi suất tiền gửi luôn đƣợc thay đổi linh hoạt phù hợp với tình hình chung của thị trƣờng tiền tệ và nhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của NASB nói chung và NASB Hà Nội nói riêng. Bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi thuần tuý, NASB Hà Nội cũng thƣờng xuyên có các hình thức, chƣơng trình huy động vốn đặc biệt nhƣ TGTK có thƣởng, TGTK tham gia dự thƣởng hàng quý, TGTK dự thƣởng với tài sản lớn, tặng quà sinh nhật cho khách hàng gửi tiền tại chi nhánh...

Tình hình huy động vốn của NASB Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

46

Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động tại NASB Hà Nội 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền 2012/2010 (+/-%) Số tiền 2013/2012 (+/-%) Số tiền 2014/2013 (+/-%) Nguồn vốn huy động 2,006 12 2,547 27 3,152 24

1. Theo phƣơng thức huy động

Tiền gửi TK dân cƣ 1,444 8 1,885 30 2,522 34

Tỷ trọng(%) 72 74 80 Tiền gửi của các

TCKT 321 19 408 27 504 24

Tỷ trọng(%) 16 16 16 Tiển gửi của TCTD 241 255 126

Tỷ trọng(%) 12 10 4

2. Theo thời gian huy động

Loại ngắn hạn 1,545 9 2,038 32 2,616 28

Tỷ trọng(%) 77 80 83 Loại trung, dài hạn 461 23 509 10 536 5

Tỷ trọng(%) 23 20 17

3. Theo loại tiền huy động

Tiền gửi VND 1,625 15 1,987 22 2,616 32

Tỷ trọng(%) 81 78 83 Tiền gửi ngoại tệ 381 1 560 47 536 -4

Tỷ trọng(%) 19 22 17

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NASB Hà Nội năm 2012-2014)

Trong những năm gần đây, do chú trọng tới công tác huy động vốn nên tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động của NASB Hà Nội khá cao, tăng đều qua các năm: Năm 2012 tăng 12% so với năm 2011, năm 2013 tăng 27% so với năm 2012, năm 2014 tăng 24% so với năm 2013. Cơ cấu các kỳ hạn tiền gửi rất đa dạng để đảm bảo đƣợc nhu cầu đa dạng của khách hàng, thu hút đƣợc nhiều khách hàng gửi tiền, với các kỳ hạn mở rộng từ không kỳ hạn, các kỳ hạn ngắn nhƣ 1, 2, 3, 6, 9… tháng và các kỳ hạn dài nhƣ 12, 13, 15, 18, 24, 36 tháng... Về lãi suất huy động cũng rất linh hoạt phù hợp với các kỳ hạn gửi, đồng thời mức lãi suất luôn ở mức cao hấp dẫn so với các Ngân hàng thƣơng mại khác nhƣng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất tiền gửi, đây cũng là yếu tố quan trọng lôi kéo khách hàng vì nó ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi ích tài chính của họ.

47

Trên thị trƣờng Hà Nội, hoạt động về vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng cạnh tranh khá khốc liệt. Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình NASB Hà Nội đã duy trì đƣợc lƣợng vốn từ thị trƣờng này tƣơng đối ổn định nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Từ năm 2012 đến năm 2014, việc tăng trƣởng nguồn vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn của NASB Hà Nội diễn ra liên tục. Trong đó, nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2012 là 77%, năm 2013 là 80%, năm 2014 là 83% . Khả năng huy động vốn trung, dài hạn là một trong những yếu tố quan trọng cho phép ngân hàng có thể mở rộng cho vay trung, dài hạn. Trong giai đoạn 2010 - 2014 vốn huy động trung, dài hạn của NASB Hà Nội đều tăng qua các năm, nhƣng chiếm tỷ trọng thấp so với nguồn vốn huy động ngắn hạn (chiếm khoảng từ 14%-23%). Nguyên nhân chính là do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã ngày càng xuất hiện nhiều hình thức đầu tƣ trung, dài hạn mới, có hiệu quả cao hơn nên nguồn vốn huy động trung, dài hạn của ngân hàng bị hạn chế.

Theo cơ cấu nguồn huy động phân theo loại tiền thì tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất cao (từ 78-83%) và biến động không đều qua các năm. Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ (trong đó chủ yếu là USD) chiếm tỷ trọng khiêm tốn (17-22%). Cơ cấu này phù hợp với tâm lý chung của ngƣời gửi tiền, do giữ ngoại tệ có thể chịu rủi ro về tỷ giá nên những khách hàng có tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm chủ yếu là gửi tiền VNĐ. Đây cũng là một thực tế phản ánh hoạt động tại NASB Hà Nội, sử dụng nguồn vốn nội tệ là chủ yếu, do đó vấn đề thu hút vốn ngoại tệ vẫn chƣa đƣợc để ý lắm. NASB Hà Nội đang chú trọng xây dựng chính sách huy động vốn ngoại tệ phù hợp hơn.

Nhƣ vậy, qua phân tích chung cho thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đều đặn qua các năm, tính chất ổn định còn thể hiện ở chỗ cơ cấu huy động từ nguồn vốn của dân cƣ và tổ chức kinh tế đều tăng qua các năm. Trong năm 2010 và năm 2014, NASB Hà Nội đã áp dụng nhiều hình thức khuyến mại nhƣ gửi tiết kiệm có thƣởng, dự thƣởng tiết kiệm đƣợc tặng quà sinh nhật…nên nguồn vốn này tăng một cách đáng kể.

Như vậy, trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng bị nhiều ảnh hưởng xấu tác động không nhỏ đến NASB nói chung và NASB Hà Nội nhưng NASB Hà Nội đã tạo lập được nguồn huy động vốn ổn đinh và ngày càng mở rộng, đáp ứng kịp thời về nguồn cho hoạt động tín dụng trực tiếp và nhu cầu vốn điều chuyển trong hệ thống.

48

3.1.2.2 Tình hình lao động

Những ngày đầu mới thành lập Chi nhánh chỉ có hơn 30 cán bộ, trong đó 60% trình độ đại học. Nhƣng cho đến nay đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh có 93 ngƣời và đã có sự thay đổi về chất: 7 thạc sỹ, 73% đại học. Hầu hết cán bộ nghiệp vụ đều sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, sử dụng đƣợc ngoại ngữ trong công việc chuyên môn. Với thời gian hơn 20 năm hoạt động trên thị trƣờng địa bàn Hà Nội, hoà vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Bắc Á, NASB Hà Nội từng bƣớc vƣơn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát triển, phát huy các nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế địa bàn thủ đô Hà Nội phát triển.

Trong thời gian qua, NASB Hà Nội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lƣới hoạt động và nâng cao chất lƣợng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại 46 Trần Hƣng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và đến 31/03/2015 đã có 07 phòng Giao dịch trực thuộc đặt tại nhiều địa điểm thuận lợi trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể:

- Trụ sở Chi nhánh: Số 46 Trần Hƣng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội - Phòng giao dịch Bà Triệu: 163 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Hà Nội

- Phòng giao dịch Phƣơng Mai: Số 101E9- Đƣờng Phƣơng Mai- Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội

- Phòng giao dịch Tây Sơn: Số 115 Phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội - Phòng giao dịch Bạch Mai: Số 64 Bạch Mai, Quận Hai Bà Trƣng, Thành Phố Hà Nội - Phòng giao dịch Đội Cấn: Số 80 Phố Đội Cấn, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội - Phòng giao dịch Hàng Bông: Số 133 Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội

- Phòng giao dịch Kim Ngƣu:Số 136-138 Đƣờng Kim Ngƣu- Quận Hai Bà Trƣng- Thành phố Hà Nội

Cơ cấu tổ chức

Hiện nay NASB Hà Nội có 93 nhân viên, trong đó có 1 Giám đốc phụ trách chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, trợ giúp cho Giám đốc có 01 Phó giám đốc, bên dƣới là 12 các trƣởng phòng, trƣởng các bộ phận.

49

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của NASB Hà Nội

(Nguồn: phòng Hành chính) Trụ sở Chi nhánh Giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Phƣơng Mai Phòng Tín Dụng Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Ngân Quỹ Phòng Hành Chính Phòng giao dịch Đội Cấn Phòng giao dịch Tây Sơn Phòng giao dịch Hàng Bông Phòng giao dịch Bạch Mai Phòng giao dịch Kim Ngƣu Phòng giao dịch Bà Triệu Bộ phận Hỗ Trợ tín dụng Bộ phận kế toán nội bộ Phó Giám đốc chi nhánh

50

- Phòng tín dụng thực hiện công việc liên quan đến nghiệp vụ tín dụng nhƣ: cho vay, phát hành bảo lãnh...

- Bộ phận Hỗ trợ tín dụng làm các công việc hồ sơ, giấy tờ giúp đỡ phòng tín dụng hoàn thành công việc linh hoạt mà vẫ đảm bảo về mặt tránh rủi ro.

- Phòng dịch vụ khách hàng là nơi thực hiện các giao dịch với khách hàng về tiền gửi, hạch toán giải ngân...

- Phòng ngân quỹ là nơi luân chuyển tiền tệ cho toàn bộ chi nhánh.

- Bộ phận Kế toán nội bộ: Thực hiện việc hạch toán trả lƣơng cho nhân viên của toàn bộ chi nhánh, làm báo cáo, hạch toán thu chi của toàn chi nhánh...

- Phòng hành chính thực hiện các công tác về tổ chức hành chính, nhân sự và các công tác liên quan đến cơ sở vật chất của chi nhánh.

3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất

Khách hàng gửi tiền hay mua công cụ nợ do Ngân hàng phát hành căn cứ trên sự tín nhiệm của họ vào sự đảm bảo của Ngân hàng về việc họ sẽ đƣợc hoàn trả lại tiền đúng theo thỏa thuận. Do đó, hình ảnh của Ngân hàng trƣớc công chúng trở nên rất quan trọng. Việc Ngân hàng thể hiện hình ảnh đó nhƣ thế nào trƣớc khách hàng ảnh hƣởng nhiều đến khả năng huy động vốn của họ. Những ngân hàng có uy tín, tạo đƣợc hình ảnh tốt đẹp trƣớc công chúng là những Ngân hàng dễ dàng mở rộng vốn hơn. Một yếu tố quan trọng giúp tạo dựng hình ảnh của Ngân hàng trƣớc công chúng là cơ sở vật chất của Ngân hàng.

Nhận thức đƣợc vấn đề nói trên, NASB chi nhánh Hà Nội thực hiện việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho từng phòng ban tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp của ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc thay đổi thƣơng hiệu BacAbank vào cuối năm 2011 theo chính sách chung của toàn hệ thống, NASB Hà Nội cũng đƣợc trang bị hệ thống các phòng, ban theo biểu tƣợng logo mới với phòng ốc và thiết bị hiện đại tạo cảm giác tin cậy cho cho khách hàng.

51

3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà nội Hà nội

Về hoạt động sử dụng vốn

Trong những năm qua hoạt động tín dụng và đầu tƣ của NASB Hà Nội không ngừng đƣợc đổi mới, phát triển, hoàn thiện và nâng cao cả về lƣợng lẫn về chất. Từ số lƣợng khách hàng ít ỏi, dƣ nợ tín dụng còn thấp, chất lƣợng tín dụng chƣa cao trong những năm đầu thành lập, đến hết năm 2015, Ngân hàng đã phát triển đƣợc hệ thống khách hàng đa dạng về ngành nghề thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trƣớc năm 2000, nguồn vốn điều chuyển về Hội sở là chủ yếu, chiếm trên 70% tổng nguồn vốn huy động. Nhƣng từ năm 2001, với chủ trƣơng phát triển mở rộng hoạt động, xây dựng Chi nhánh thành một Ngân hàng bán lẻ phát triển, hệ số sử dụng vốn bình quân cho đầu tƣ trực tiếp tại NASB Hà Nội tăng trƣởng qua các năm 2012 - 2014, uy tín hoạt động của NASB Hà Nội trên thị trƣờng ngày càng cao. Với lợi thế kinh doanh trên địa bàn kinh tế năng động và đầy tiềm năng, cùng với nguồn vốn huy động dồi dào cho sự phát triển kinh doanh, NASB Hà Nội đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống NASB, hoàn thành tốt kế hoạch đã đƣợc giao.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng vốn tại NASB Hà Nội, ta xem xét Bảng 3.2 dƣới đây.

52

Bảng 3.2. Hoạt động sử dụng vốn tại NASB Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền 2012- 2011 (+/- %) Số tiền 2013- 2012 (+/- %) Số tiền 2014- 2013 (+/- %) 1. Cho vay 1,553 13 1,864 20 2,108 13 Tỷ trọng(%) 83 79 74

2. Tiền gửi tại NASB 112 13 117 4 200 70

Tỷ trọng(%) 6 5 7

3. Tiển gửi tại NHNN &

TG khác 112 13 164 46 228 39

Tỷ trọng(%) 6 7 8

4. Đầu tƣ 94 15 200 114 318 59

Tỷ trọng(%) 5 9 11

Tổng cộng 1,871 13 2,346 25 2,854 22

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NASB Hà Nội năm 2012-2014)

Qua bảng số liệu ta thấy, hoạt động cho vay tại NASB Hà Nội qua các năm tăng lên rõ rệt. Dƣ nợ cho vay liên tục tăng trƣởng qua các năm: năm 2012 tăng so với năm 2011 tăng 13%, năm 2013 tăng so với năm 2012 tăng 20%, năm 2014 tăng so với năm 2013 tăng 13%.. Bên cạnh đó, lƣợng tiền gửi tại NASB tăng về quy mô qua các năm. Điều này thể hiện việc điều chuyển vốn trong hệ thống vẫn diễn ra liên tục và ổn định.Tiền gửi tại NHNN và TG khác là nguồn tiền gửi mang lại lợi nhuận không cao nên chiếm tỷ trọng thấp. Hoạt động đầu tƣ thì có xu hƣớng tăng lên về số lƣợng (từ 16 tỷ năm 2010 lên 318 tỷ năm 2014). Các hoạt động đầu tƣ thƣờng có độ rủi ro cao nhƣng lại thu đƣợc lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Để cụ thể hóa hơn về hoạt động cho vay tại NASB Hà Nội, ta nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 55)