Các phương pháp tổ chức thực hiện chính sáchphát triểnkinh tế-xã hội vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Thực hiện chính sách dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, chính vì vậy cần phải có phương pháp thực hiện chính sách hợp lý để chính sách dân tộc đạt được hiệu quả cao.

1.6.1. Phương pháp kinh tế -tài chính

Mọi chính sách khi ban hành cần phải có phương pháp kinh tế - tài chính. Điều này giúp cho người thực hiện chính sách dễ dàng triển khai và thuyết phục người dân thực hiện tốt các chính sách. Một chính sách chỉ nói xuông mà không có tài chính, không đem lại lợi ích kinh tế cho người dân thì chính sách đó không khả thi.

Dùng phương pháp kinh tế - tài chính để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua đã tạo ra

vùng đặc biệt khó khăn, người dân đã có những công trình tưới tiêu, có đường giao thông thuận lợi để lưu thông hàng hóa, có điện nước sinh hoạt, có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình , con em hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện đến trường học, đau ốm có thuốc chữa bệnh, có bảo hiểm y tế.

1.6.2. Phương pháp tuyên truyền thuyết phục

Ngoài việc dùng nguồn lực tài chính, người thực hiện chính sách cần phải biết đến phương pháp thuyết phục người dân, đặc biệt là cán bộ thực hiện chính sách ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, thì đây không những là trách nhiệm của Nhà nước giao mà còn là phương pháp hữu ích nhất, hiệu quả nhất khi tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác tuyên truyền thuyết phục mà các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên không còn xảy ra nữa, người dân đã ý thức được cơ bản bọn người đội lốt tôn giao đến chống phá Đảng, nhà nước ta thông qua việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con dân tộc thiểu số; nhờ có truyên truyền mà ngày nay bà con người dân tộc thiểu số ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đã từng bước làm ăn, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, biết đau ốm đến bệnh viện, biết đến trường để học hành, biết chăm lo đời sống của mình tốt hơn, có trình độ nhận thức ngày một tiến bộ hơn.

Một chính sách tốt, nếu không có sự tuyên truyền thuyết phục của cán bộ làm công tác thực hiện chính sách, không được triển khai đúng cách thì chính sách đó sẽ bị phản tác dụng, không hiệu quả, thậm chí còn gây tác động xấu đến đời sống người dân.

Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện rất nhiều chương trình, dự án chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để chính sách đi vào đời sống của bà con người dân tộc thiểu số thì việc đầu tiên đó là công tác tuyên truyền, thuyết phục để nâng cao nhận thức

cho bà con, từ đó mới mở đường cho các chính sách, chương trình dự án vào thực hiện tại địa phương.

1.6.3. Phương pháp hành chính

Đây là phương pháp mà người thực hiện chính sách cần phải biết, hiểu và dùng đến một cách hợp lý. Mọi văn bản, thủ tục, và quy định của Nhà nước, người thực hiện chính sách phải nghiêm chỉnh hướng dẫn và thực hiện theo đúng quy định. Trong những trường hợp khi thực hiện chính sách bị vướng mắc mà người dân cố tình cản trở, chây lì không chịu thực hiện, chúng ta phải thực hiện phương pháp hànhchính để thi hành nhiệm vụ, trên cơ sở vì mục tiêu chung của chính sách và sự phát triển của đại đa số người dân.

1.6.4. Phương pháp kết hợp

Phương pháp kết hợp, nghĩa là chúng ta sẽ tổ chức triển khai thực hiện chính sách bao gồm 03 phương pháp trên. Khi thực hiện chính sách chúng ta phải khéo léo lồng ghép 03 phương pháp trên để nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả của chính sách.

Tiểu kết Chương 1

Qua nội dung chương 1, cho chúng ta thấy được toàn diện và cơ bản nhất những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện An Lão nói riêng. Qua đó thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc, những hoạt động thực tế trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trong thời gian qua. Giúp chúng ta có cái nhìn sơ bộ về vấn đề thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG NÚI, DÂN TỘC THIỂU SỐ

TẠI HUYỆN AN LÃO, BÌNH ĐỊNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)