Mục tiêu thực hiện các chính sáchphát triểnkinh tế-xã hội vùng núi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 79 - 81)

vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định.

3.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển nền kinh tế của huyện bền vững theo cơ cấu “ Nông nghiệp- Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ”. Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người gấp 4 lần so với năm 2016, khoảng 20 - 25 triệu đồng/người/năm.

- Tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đảm bảo đến năm 2020 giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống mức bằng với mức trung bình của tỉnh.

- Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

- Khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm khoảng cách về mức thu nhập so với vùng phát triển; thu hẹp dần địa bàn đặc biệt khó khăn, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, gia tăng đầu tư nguồn lực của nhà nước và các thành phần kinh tế để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng kết nối với các vùng phát triển;đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc

gia; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các huyện trong vùng dân tộc thiểu số, miền núi từ 8-10%/năm (cao hơn mức bình quân của cả tỉnh).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 70%, lao động đến tuổi có việc làm thu nhập ổn định trên 90%.

- Đến năm 2020 thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số tăng gấp 2,5 lần so với hiện nay, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm giảm 4-5%; giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn; 50% số thôn đặc biệt khó khăn so với hiện nay.

- Trên 90% số xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm xã; trên 80% đường ở thôn, bản được bê tông hóa, cứng hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

- 100% xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; trung tâm cụm xã có trường trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới.

- Trên 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trên 90% trạm y tế xã có bác sỹ, đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trên 90% phụ nữ được khám thai định kỳ, sinh con tại cơ sở y tế. Đảm bảo tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 10%.

- Trên 90% cán bộ, công chức xã có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, trong đó trên 60% có trình độ đại học và trung cấp lý luận chính trị trở lên; trên 90% được bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo Khung đối tượng 4.

- Trên 95% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn. - Trên 75% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)