Vai trò của chính sáchphát triểnkinh tế-xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

tộc thiểu số

Chính sách phát triểnkinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là một nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thông qua việc tạo điều kiện phát triển và khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tiềm lực con người ở địa bàn vùng núi.Điều đó xuất phát trước hết từ vai trò của con người, của nguồn lực con người với sức sáng tạo vô tận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách phát triểnkinh tế -xã hội giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế và xã hội, do đó tạo điều kiện phát triển và khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, con người cho sự phát triển. Vai trò này ngày càng to lớn khi đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhân loại đang bước sang thiên niên kỷ của trí tuệ, thời kỳ đòi hỏi hơn bao giờ hết phải phát triển mạnh mẽ trí tuệ và khai thác tối đa trí tuệ con người cho sự phát triển, đặc biệt là cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.

Chính sách phát triểnkinh tế-xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là công cụ góp phần điều chỉnh sự khác biệt về cơ cấu kinh tế - xã hội để hướng tới sự công bằng, bình đẳng về vị thế, vai trò và lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội.

Chính sách phát triểnkinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là cầu nối giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế là một cơ sở để tạo ra sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, sự tăng trưởng, phát triển kinh tế không tự động trực tiếp dẫn đến sự tiến bộ xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế phải qua các chính sách xã hội mới tạo ra sự tiến bộ xã hội. Việc công bố chỉ số phát triển con người, biểu hiện của sự tiến bộ xã hội của các nước thông qua tổ chức phát triển Liên hợp quốc đã chứng minh điều đó. Nhờ có các chính sách xã hội tốt nên các chỉ số phát triển con người về y tế chăm sóc sức khoẻ và chỉ số về trình độ giáo dục ở vùng núi đạt cao.

Chính sách phát triểnkinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là công cụ hữu hiệu để Đảng và Nhà nước ta thực hiện cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi nói riêng.

Nếu xét trên phương diện kinh tế, từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các phương pháp và hình thức tổ chức kinh tế của nước ta có nhiều nét tương đồng như ở các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Tuy nhiên sự khác nhau cơ bản ở đây là tính chất xã hội, đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa của sự phát triển nước ta mà mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Chính sách xã hội của nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện ngày một tốt hơn sự công bằng xã hội và tiến bộ xã hội.

1.3. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Hình 1.1. Quy trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Xây dựng kế hoạch triển khai

thực hiện

Duy trì chính

sách Kiểm tra đôn

đốc việc thực hiện chính sách

Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Phân công phối hợp thực hiện Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm Điều chỉnh chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)