Nhóm giải pháp hoạch định đầu tư pháttriển đồng bộ ở vùng núi, dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)

3.3.1 .Về pháttriển kinh tế

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchphát triểnkinh tế-xã

3.4.1. Nhóm giải pháp hoạch định đầu tư pháttriển đồng bộ ở vùng núi, dân

núi, dân tộc thiểu số

Hoạch định ở đây được hiểu là việc tổ chức quy hoạch và xác định phương án đầu tư để đạt được mục tiêu trong tương lai. Kết quả của hoạch định là kế hoạch, một văn bản được ghi chép rõ ràng và xác định những hành động cụ thể mà một tổ chức phải thực hiện.

Trên cơ sở quy hoạch của từng xã miền núi, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, huyện tổng hợp tất cả các nhu cầu cần đầu tư của các xã miền núi, ngành để xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội cho các xã miền núi, xây dựng một lộ trình cần đầu tư theo từng chương trình, dự án

cho từng năm và cả giai đoạn, tránh tình trạng đầu tư dàn trải và trùng lắp, thiếu tập trung. Trong quá trình tổng hợp phải có sự chọn lọc, phù hợp với nhu cầu của mỗi địa phương, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tạo ra sự minh bạch trong quá trình đầu tư của các chương trình, dự án.

Trong xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch cơ cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp khoa học, đồng bộ từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh. Tạo sự thống nhất chung và sự hỗ trợ cho từng lĩnh vực. Để đạt hiệu quả cao, huyện cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan trong việc triển khai lập, thẩm định quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp và tính liên kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Cần có sự tham gia của các chuyên gia, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học, Hội đoàn thể và tranh thủ ý kiến đóng góp của người dân, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)