Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

2.2. Thực trạng thực hiện chính sáchphát triểnkinh tế-xã hội vùng núi,

2.2.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ làm

bộ làm công tác thực hiện chính sách dân tộc ở cấp huyện, cấp xã.

Năng lực quản lý lãnh đạo, điều hành, quản lý là những nội dung luôn được đề cập quan tâm nhiều nhất, bởi một lãnh đạo của một địa phương khi thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hay bất kỳ chính sách khác, nếu không có năng lực lãnh đạo, không có năng lực quản lý và điều hành tốt thì sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, thậm chí còn thực hiện không đúng các chính sách của Nhà nước. Nói về năng lực nó thể hiện thông qua việc họp hành, điều hành, quyết định, quản lý nhân viên, một cán bộ có năng lức tốt sẽ biết xử lý như thế nào cho đúng, hợp lý và hợp tình, không để việc sai trái xảy ra mà không biết. Có thể nói hiện nay, vấn đề năng lực cán bộ luôn được đề cập và nhắc tới, nó vừa là mặt để đánh giá cán bộ vừa là cơ sở để khi xảy ra vụ việc cán bộ có thể đỗ lỗi do trình độ năng lực yếu kém.

Đối với huyện An Lão, là một huyện miền núi, thuộc 61 huyện nghèo nhất cả nước, cán bộ cấp xã đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ mặt bằng chung của cán bộ huyện và xã, theo nhận định cá nhân có thể nói ở mức trung bình khá (tức là có thể nhận định và xử lý các chính sách theo yêu cầu nhưng chưa có thể tận dụng chính sách để phối hợp phát triển kinh tế - xã hội một cách triệt để). Một chính sách của Chính phủ ban hành thường đòi hỏi tính hiệu quả và tác động lan toả nhằm gắn kết

đẩy mạnh phát triển của cả vùng, địa phương. Nếu một cán bộ có năng lực lãnh đạo, biết quản lý và điều hành tốt thì sẽ tận dụng những chính sách này, biến nó thành lợi thế nhằm phát triển địa phương. Về vấn đề này, thời gian qua, cán bộ lãnh đạo huyện chưa làm tốt, cụ thể: Hàng năm huyện An Lão có các chính sách 30a, Chương trình 135,… các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoàinước, từ nguồn thu ngân sách, tất cả những nguồn vốn đó thường được tập trung đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường trạm, thủy lợi và phát triển nông , lâm nghiệp. Đây là những công việc cần thiết không thể thiếu, nhưng thiết nghĩ vẫn chưa đủ, nếu lãnh đạo có năng lực tốt, có khả năng quản lý điều hành sẽ biết kết hợp từ các nguồn lực sẵn có từ các chính sách của Chính phủ ban hành, tạo cơ chế mở, thông tin kịp thời để thu hút doanh nghiệp vào phối hợp với huyện, với các chính sách nhằm tạo ra con đường lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, các chính sách, đặc biệt chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, các hợp đồng mua cây cây con giốngchưa có đầu ra, chưađược tính toán một cách lôgic khoa học kết nối được các cơ sở kinh doanh với nguời mua để tạo đầu ra ổn định cho các hộ kinh doanh.

Đến nay, người dân huyện An Lão phát triển đến ngày hôm nay đó là nhờ công rất lớn đối với các lãnh đạo qua các thời kỳ đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tập trung chỉ đạo sản xuất để người dân có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chính nhờ các nhà máy keo, nhà máy mỳ của các địa phương khác mà cây keo, cây mỳ được người dân trồng lên, đã góp phần không nhỏ giúp người dân huyện An Lão thay da đổi thịt, người dân đã từng bước ổn định đời sống, có nhà cửa, ti vi, xe máy, cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)