Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

1.4.1.1 Tính chất của vấn đề chính sáchphát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Tính chất của vấn đề chính sách khi ban hành là nhằm phục vụ chung cho cả nước; chính vì vậy, một số nội dung có thể phù hợp với địa phương này nhưng lại chưa phù hợp với địa phương khác, bởi vì còn nhiều vấn đề còn liên quan đến chính sách mà không thể lường trước được, như các lý do về điều kiện về vùng núi, giao thông đi lại, thời tiết khí hậu vùng miền, kinh phí, phong tục tập quán, điều kiện sống … vì vậy vùng đồng bào dân tộc thiểu số

xã hội mà không phù hợp với điều kiện với địa phương. Thực tế thời tiết, khí hậu tại các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta có sự khác nhau, nhưng khi Nhà nước ban hành một chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, thì các địa phương thực hiện đồng bộ. Vùng dân tộc thiểu số miền trung giai đoạn tháng 9, tháng 10 thời tiết nơi đây lạnh nhưng Nhà nước lại thực hiện việc giao trâu, bò, gà cho nguời dân, và tập quán của đồng bào thiểu số nơi đây là chăn nuôi thả rông nên hiệu quả mang lại của chính sách cung cấp giống vật nuôi của Nhà nước cho người dân không đạt được hiệu quả cao, nhưng ngược lại thời tiết vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên khoảng thời gian đó thời tiết nắng ấm nên hiệu quả mang lại của chính sách cung cấp giống vật nuôi mang lại rất lớn. Từ đó ta thấy rõ rằng các yếu tố về thời tiết khí hậu vùng miền, kinh phí, phong tục tập quán, điều kiện sống … là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến các địa phương khi thực hiện chính sách.

1.4.1.2. Môi trường thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Môi trường là yếu tố tác động rất lớn đến chính sách, nếu có một môi trường tốt thì chính sách sẽ dễ dàng thực hiện và ngược lại nếu có một môi trường làm việc xấu sẽ làm cho việc thực hiện chính sách xấu đi. Một số môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số hiện nay là môi trường làm việc của cán bộ, cơ sở vật chất, môi trường địa lý tự nhiên, môi trường khí hậu, điều kiện sống , trình độ nhận thức của người dân tộc thiểu số, tất cả những môi trường này đều có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

1.4.1.3. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Trong các tác nhân gây ảnh hưởng tác động đến chính sách, có một yếu tố tác động rất tích cực mà ít địa phương quan tâm, chú trọng, đó là mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi, ở các địa phương hầu như chưa có văn bản nào cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn mà chỉ có nói chung chung trong chỉ đạo, quy chế phối hợp, nghị quyết, đây là sự phối hợp trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi giữa các cơ quan ban ngành, nó được thể hiện qua mối quan hệ, trao đổi thông tin cho nhau giữa các cơ quan liên quan, giữa đơn vị thực hiện chính sách và người được thụ hưởng chính sách. Nếu mối quan hệ này tốt nó sẽ tạo động lực cho chính sách phát triển và ngược lại nếu mối quan hệ này xấu nó sẽ kìm hãm sự hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)