Tổng quan về huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 46)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

An Lão là một huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, được bao bọc xung quanh chủ yếu là những dãy núi, có tổng diện tích tự nhiên 69.201 ha, cách thành phố Quy Nhơn 120 km. Phía Bắc giáp 2 huyện Ba Tơ và Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi; phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh; phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; phía Tây một phần giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định và Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam.

Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 09 xã, đều lấy chữ An làm đầu (An Hòa, An Tân, An Quang, An Nghĩa, An Toàn, An Trung, An Dũng, An Vinh, An Hưng), 1 thị trấn (An Lão huyện lỵ), với 57 thôn.

An Lão là huyện có tiềm năng kinh tế nông, lâm nghiệp khá phong phú, đã và đang được khai thác để phát triển. Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế, đời sống của nhân dân còn thấp.

Núi rừng: Chiếm hầu hết diện tích tự nhiên của toàn huyện. Rừng núi An Lão có các loại gỗ quý như lim, sơn, chò, nhiều loại thú như hổ, nai, trăn, nhiều mật ong, song mây.

nguồn của sông Lại Giang lớn nhất nhì trong tỉnh Bình Định. Sông suối ở An Lão có nhiều loại cá, ốc, đặc biệt có đặc sản cá niêng nổi tiếng. Các sông suối là nguồn nước quan trọng và còn chứa tiềm năng về thuỷ lợi, thuỷ điện nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các sông ở đây đều có lòng sông đào sâu, khuất khúc, lòng sông dốc, nước chảy xiết, nên thường gây lũ lớn về mùa mưa và dễ khô kiệt về mùa nắng.

Đồng bằng: Nằm dọc theo thung lũng các sông, đất đai khá màu mỡ, như đồng bằng dọc sông Đinh chảy qua các xã An Tân, An Hòa. Đồng bằng thường có các cánh đồng lúa, hoặc trồng các loại hoa màu.

Khoáng sản: Rải rác trong huyện An Lão có đá chẻ và hiện nay Nhà nước đang có dự án khai thác các mỏ đá này. Cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình đang xây dựng tại huyện.

Nhìn chung, đất đai ở An Lão khá tốt. Các vùng thung lũng nhiều nơi tương đối thoáng rộng, được cư dân trong vùng khai phá thành đất canh tác từ lâu đời. Quá trình khai thác, phát triển đất đai ở huyện An Lão nói chung đã diễn ra nhiều đời, trong khắp huyện.

Khí hậu: Tương tự như khí hậu các huyện miền núi trong tỉnh Bình Định. Mùa mưa hay đến sớm hơn các huyện đồng bằng và lượng mưa khá lớn. Khí hậu lúc bình thường ở An Lão khá dễ chịu. Tuy nhiên, huyện An Lão được hợp thành từ 2 con sông lớn là sông Đinh và sông Vố nên khi mùa mưa đến lượng nước hợp lại từ 2 con sông này gây lụt cho các hộ dân ở hạ lưu.

2.1.2. Dân cư, dân tộc

An Lão là một trong 61 huyện nghèo trong cả nước. Địa giới hành chính được chia làm 9 xã và 1 thị trấn An Lão. Trong đó, 7 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 57 thôn với tổng dân số hiện có 7.181 hộ, 28.229 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 2.709 hộ, 10.194

nhân khẩu, chiếm 36,11% gồm người Bana, H’re. Tỉ lệ hộ nghèo chung toàn huyện là 57,42%.

Đồng bào dân tộc Hrê và Bana ở An Lão chủ yếu làm ruộng nước, nương rẫy, còn lưu giữ được những di sản văn hóa dân tộc quý báu như cồng chiêng. Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở huyện lỵ và các xã phía đông huyện, có đặc điểm chung của người Kinh và có sự giao lưu, giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em trong huyện.

Người H’rê và Bana biết làm lúa nước từ khá sớm, ở vùng cao trước đây đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề phát nương, làm rẫy, săn bắn thú rừng, tính cách thật thà chất phát. Đồng bào có phong tục “ gác chòi để chứa thóc gạo, để của ở ven khe, không lấy trộm của nhau. Người đồng bào ở đây sống rất đoàn kết với nhau.

2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách. chính sách.

Về kinh tế: giá trị sản xuất tăng bình quân 14,06 năm; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; một số mô hình trang trại, vườn rừng được hình thành và đem lại hiệu quả. Lĩnh lực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển. Hàng năm giải quyết các công ăn việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Về xã hội: huyện đã tập trung đầu tư vào giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em, người có công, hỗ trợ người đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể: đã tập trung xây dựng điện, đường, trường trạm, trong những năm qua huyện đã xây dựng mới 3/5 trạm y tế xã, đến nay đã có 4/5 trạm y tế đạt chuẩn, 80 % trạm y tế xã có bác sỹ; xây dựng mới các trường học mầm non, tiểu học trung học cơ sở, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, hoàn thành phổ cập giáo dục mần non 5 tuổi…, nhờ vậy các em học sinh người dân tộc

thiểu số được đến trường đến lớp, được chăm sóc y tế, có điện đường để sinh hoạt và phát triển kinh tế gia đình.

2.1.4. Nhận xét thuận lợi và khó khăn

Huyện An Lão thuận lợi phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài hạn, cây lương thực, nhất là cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhưng do lượng mưa phân bố không đều trong năm. Vì vậy, vấn đề thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.

Với vị trí địa lý nêu trên, điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với khu bên ngoài, xa tỉnh lỵ, xa các trung tâm kinh tế. Do đó, gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu được quan tâm đầu tư thoả đáng về kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.

Ngoài ra, do ở An Lão thành phần người dân tộc thiểu số chiếm khá đông trong tổng dân cư, với lối sống cũ xưa, còn nhiều tập tục lạc hậu, cổ hủ, khó tiếp cận với cơ chế phát triển mà Đảng và Nhà nước đưa ra, tình trạng nghèo đói vẫn còn kéo dài, cần phải thực hiện các chính sách phát triển, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào nơi đây.

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. vùng núi, dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 2.2.1. Quy trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão.

Để thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện miền núi An Lão.

Sau khi có Quyết định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện tiến hành thực hiện bước 1, đây là nội dung công việc đầu tiên của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện, trực tiếp thực hiện nội dung này là phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Đối với nội dung này hàng năm UBND huyện An Lão luôn thực hiện tốt và kịp thời theo yêu cầu của UBND tỉnh Bình Định. Một số nội dung kế hoạch có thể có chất lượng chưa tốt, chưa đảm bảo vì lý do thời gian yêu cầu báo cáo xây dựng kế hoạch gấp, không có thời gian điều tra khảo sát, rà soát, kiểm chứng để xây dựng kế hoạch. Nhưng cơ bản các nội dụng kế hoạch đều thực hiện tốt, đảm bảo có chất lượng đạt 80-90 %.

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, UBND huyện giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với phòng Dân tộc với các đơn vị có liên quan trên từng chính sách để thực hiện tổ chức phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể một số chính sách:

Thực hiện chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, thì tổ chức phối hợp với UBND các xã tổ chức phổ biến, tuyên truyền và thực hiện trực tiếp đến tận tay người dân hưởng lợi.

Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan trực tiếp tham mưu UBND huyện về tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua phòng Tài chính –

quy chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị địa phương trên địa bàn huyện về thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Nhờ vậy trong những năm qua, việc thực hiện luôn được thực hiện nghiêm túc và duy trì ổn định, các nội dung công việc được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, các cơ quan phối hợp luôn thực hiện có trách nhiệm trong việc giải quyết công việc. Gắn với đó hàng năm tổ chức họp đánh giá, biểu dương, phê bình và khen thưởng các đơn vị phối hợp thực hiện chính sách , nhờ đó công tác thực hiện chính sách luôn đảm bảo và khắc phục khuyết điểm kịp thời.

Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình thực hiện công tác phối hợp là rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế của nó, cụ thể như sau:

- Khi ban hành văn bản thì có đầy đủ các cơ quan đơn vị, phòng ban liên quan để cùng nhau thực hiện chính sách, nhưng khi thực hiện chính sách thì chỉ có một vài đơn vị tham gia, có những đơn vị cả năm không tham gia một lần. Đây là vấn đề rất khó khăn chung đối với các đơn vị ở địa phương. Thường thì đơn vị nào chủ trì sẽ lo thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ thực hiện chính sách, còn những đơn vị có liên quan thì chủ yếu tham gia trong hội họp, đánh giá nhận xét, còn ngoài ra thì để cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.

- Các đơn vị phối hợp không tham gia hoặc ít tham gia trong các văn bản góp ý thực hiện chính sách, ít nhiệt tình trong việc trao đổi và cung cấp thông tin, thường phải tham mưu cho UBND huyện phải sử dụng văn bản để yêu cầu các đơn vị báo cáo tổng hợp, mất thời gian.

- Các cơ quan đơn vị chưa phối hợp tốt trong công tác cải cách các thủ tục hành chính, chưa đưa ra một phương pháp giải quyết chung nhằm giải quyết các nội dung thực hiện chính sách, lấy một ví dụ cụ thể: đối với hợp phần phát triển sản xuất, sau khi có Quyết định phân khai vốn của UBND tỉnh

về, UBND huyện tổ chức phân khai kinh phí cho các xã, sau đó các xã xây dựng phương án trình UBND huyện thẩm định, UBND huyện thẩm định xong UBND các xã mới có thể thực hiện. Đó là đúng quy trình, nhưng quy trình trên nó thường không được thực hiện suôn sẽ như trên, nó rất mất thời gian để các cơ quan thực hiện qua các bước đó, thường thì mất khoảng 2 - 4 tháng để xử lý hoàn thành các thủ tục cho UBND xã thực hiện, đến thời điểm thực hiện thì không đúng mùa vụ, thời tiết không thuận lợi khó thực hiện. Chính vì vậy cần phải có một giải pháp chung do các đơn vị liên quan phối hợp đặt ra để hoàn thành các thủ tục hành chính nhanh hơn, giúp bà con thực hiện đúng mùa vụ, đảm bảo phát huy tốt các loại giống cây trồng con vật nuôi mà vẫn đảm bảo về thủ tục hành chính.

Bước 4: Duy trì chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

UBND huyện giao cho phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chủ trì, tham mưu UBND huyện duy trì việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Hàng năm phòng Tài chính – Kế hoạch huyện An Lão tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, các đơn vị liên quan thực hiện các chính sách cụ thể mà UBND tỉnh chỉ đạo. Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, phương án, dự án, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, báo cáo việc các đơn vị thực hiện chính sách đó, từ đó đưa ra phương hướng giải pháp giúp cho các chính sách đồng bào DTTS được duy trì thường xuyên và đi vào thực tế đời sống của bà con.

Bước 5: Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình duy trì hoạt động chính sách phát triển kinh tế - xã hội dân tộc, sẽ có những nảy sinh, những nội dung không phù hợp cần điều chỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thường xuyên

chính sách cho phù hợp, ví dụ trong thời gian vừa qua đã tham mưu điều chỉnh Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS, đến nay một số chính sách đã được Chính phủ quan tâm điều chỉnh, bổ sung, hoặc sửa đổi.

Bước 6: Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách.

Các khâu kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm là những nội dung rất quan trọng, quyết định sự thành công, hay thất bại của việc thực hiện chính sách. Một chính sách khi được ban hành và thực hiện, muốn nó đi vào cuộc sống phải tiến hành kiểm tra, giám sát để đánh giá, phân tích và biết được tính ưu việc của nó, giúp cho chúng ta nhận định, phân tích chính sách công một cách rõ ràng hơn, sát và đúng với thực tế hơn. Huyện An Lão, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ phát triển kinh – tế xã hội cho bà con vùng đồng bào DTTS luôn được phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp và các cơ quan đơn vị có liên quan. Vì vậy tùy theo nội dung cụ thể mà phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ tham mưu cho UBND huyện hoặc cùng các đơn vị liên quan tiến hành thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Trong những năm qua, việc kiểm tra giám sát luôn được thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt và luôn được quan tâm trong thực hiện kiểm tra giám sát, đó là chính sách 30a, chương trình 135, dự án tái định canh định cư, dự án hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong những đợt kiểm tra này, qua quá trình kiểm tra cũng đã kịp thời chấn chỉnh những nội dung sai phạm của các đơn vị thi công, xử lý các trường hợp thực hiện thi công không đảm bảo chất lượng công trình, dự án nào không đạt phải hoàn trả lại kinh phí cho huyện, kiểm điểm một số cá nhân trong việc thiếu trách nhiệm dẫn đến sai phạm. Song bên cạnh những

kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém trong việc kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm khi thực hiện chính sách này, đó là:

- Chưa thực sự chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, chỉ khi có kế hoạch của tỉnh, UBND huyện thì cơ quan thực hiện chính sách phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)