Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sáchphát triểnkinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 31 - 32)

kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước có vai trò quan trọng nhất trong các bước tổ chức thực hiện chính sáchtriển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số, việc xây dựng kế hoạch tốt sẽ giúp cho công tác triển khai tổ chức thực hiện chính sách được hiệu quả. Kế hoạch triển khai phải đúng và sát thực tế, đảm bảo theo các yêu cầu của các văn bản chỉ đạo của cấp trên; kế hoạch phải rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung. Việc xây dựng kế hoạch cần tập trung nghiên cứu địa bàn thực hiện, nghiên cứu những kế hoạch trước đây, những kế hoạch của các chính sách tương tự để rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch cho tốt. Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách nên trong quá trình thực hiện xây dựng kế hoạch cần phải xác định cho đúng mục đích, yêu cầu cần đạt được trong kế hoạch để xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp vơi thực tế.

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện chính sách triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là khâu đặc biệt quan trọng, thực tế trong những năm qua, nhờ có công tác tuyên truyền mà các chính sách của Đảng và nhà nước đã được thực hiện, đồng bào dân tộc chăm lo làm ăn phát triển kinh tế, an ninh chính trị được giữ vững, bà con người dân tộc biết tự cảnh giác với bọn đội lốt tôn giáo đến lừa gạt phá hoại chính trị, an ninh trên địa bàn, dần dần đã từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, không phù hợp …

Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

- Tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và

chủ động tham gia vào quá trình thực hiện; trong đó chú trọng vùng dân tộc thiểu số ở miền núi.

- Cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ sở, phải thường xuyên đi sâu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số; vận động đồng bào đấu tranh chống lại những luận điệu của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Tổ chức các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, trong cùng dân tộc, trong cộng đồng làng, bản,... Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)