Nhóm giải pháp thực hiện chương trình, dự án đầu tư pháttriển đồng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 89 - 94)

3.3.1 .Về pháttriển kinh tế

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchphát triểnkinh tế-xã

3.4.3. Nhóm giải pháp thực hiện chương trình, dự án đầu tư pháttriển đồng bộ

triển đồng bộ

3.4.3.1. Quán triệt và tuân thủ nghiêm túc quy hoạch các nội dung chính sách, chương trình, dự án.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần thực hiện nghiêm túc việc công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư để huy động sự tham gia thực hiện quy hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm phải tuân thủ, bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ. Đồng thời, cần có sự rà soát, kiểm chứng quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết sao cho đảm bảo hướng tới mục tiêu dài hạn, đồng thời phù hợp với những cơ chế, chính sách mới.

3.4.3.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý và kiện toàn bộ máy.

Vấn đề phân cấp quản lý dự án, phân cấp chủ đầu tư, thống nhất đầu mối cơ quan chủ đầu tư đối với nhiều chương trình dự án có tính chất đặc biệt quan trọng. Việc phân cấp hợp lý sẽ tạo được những tác động tích cực và ngược lại sẽ làm hạn chế công tác quản lý nhà nước và dẫn đến hiệu quả chương trình, dự án không cao.

3.4.3.3. Tổ chức lồng ghép, khắc phục tình trạng chồng chéo trong đầu tư các chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ.

Lồng ghép trên cùng một địa bàn đầu tư tức là một địa phương hay một vùng kinh tế cần tập trung các nguồn lực, các nguồn vốn, các nội dung thuộc các chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ khác nhau để đầu tư trên một địa phương, một vùng tạo ra những động lực mới tại địa phương đó, để tạo điều kiện cho địa phương đó phát triển.

Giải pháp về vốn và quản lý, sử dụng vốn đầu tư.

Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Đề nghị Trung ương đầu tư đúng tiến độ vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện. Làm cơ sở cho việc đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế.

Tổ chức thực hiện gắn liền với kiểm tra, giám sát chặt chẽ:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, tích cực tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

- Thông qua triển khai thực hiện đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn để nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến và kịp thời phát hiện kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, bổ sung các chính sách cho phù hợp với thực tế để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đặt ra, nhằm phát huy có hiệu quả nguồn vốn.

3.4.4. Nhóm giải pháp đặc thù ở địa phương An Lão 3.4.4.1. Về phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế - xã hội miền núi những năm đến của huyện vẫn dựa vào nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Do vậy, cần tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện.

Tổ chức thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho dân, đồng thời cụ thể hóa chính sách về cơ chế hưởng lợi từ việc khoanh nuôi bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.

Xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân nâng cao trình độ canh tác.

Tạo vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Nâng cao năng lực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo trữ lượng gỗ và giá trị rừng trồng sản xuất theo tuổi của rừng, trữ lượng gỗ và giá trị rừng trồng sản xuất.

Xây dựng mạng lưới thú y cơ sở đủ mạnh để phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, thôn, bản. Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho huyện để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn.

Hình thành các mô hình, các nhóm chuyên biệt theo từng địa bàn, từng khu dân cư để hỗ trợ và liên kết phát triển. Nhanh chóng thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, phát triển kinh tế hàng hóa.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn miền núi.

3.4.4.2. Về nâng cao dân trí, phát triển cộng đồng

Giải pháp nâng cao dân trí, phát triển cộng đồng, tạo sự tham gia của cộng đồngtại huyện An Lão là rất quan trọng và cần thiết.

Trong nhóm giải pháp đặc thù, giải pháp nâng cao dân trí, phát triển cộng đồng đặt vào vị trí trọng tâm là phù hợp với lý luận và thực tế.Trong đó, phát triển con người là mục tiêu quan trọng nhất của quá trình phát triển, là động lực quyết định sự phát triển xã hội.

Việc nâng cao dân trí và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là vấn đề cấp thiết đặt ra. Một khi dân trí được nâng lên, đời sống văn hoá tinh thần được phát triển thì người dân sẽ hạn chế tính thụ động, ỷ lại, biết loại bỏ những tập tục lạc hậu và vương tới phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp trong sản xuất, sinh hoạt.

Giáo dục - đào tạo là khâu đột phá, là cơ sở và là con đường cơ bản để phát triển nguồn nhân lực miền núi. Cần thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc hướng nghiệp dạy nghề. Thực hiện nghiêm túc chính sách thu hút và luân chuyển giáo viên công tác tại miền núi. Thực hiện tốt Chính sách hỗ trợ cho các cháu mẫu giáo và học sinh con hộ nghèo các cấp phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn.

Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho nông thôn. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để các hộ gia đình miền núi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho con em được đến trường học tập văn hóa và

hội ở địa phương.

3.4.4.3. Về phát triển văn hóa - xã hội

Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc.Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cần khắc phục các phong tục tập quán lạc hậu trong nếp sống gia đình, cộng đồng; khắc phục lạc hậu trong tập quán canh tác.

Đầu tư phát triển hệ thống thông tin – truyền thông vùng dân tộc thiểu số, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và hưởng thụ thông tin. Tăng cường và nâng cao chất lượng các chương trình sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảo tồn, phát triển văn hóa kết hợp phát triển du lịch. Hỗ trợ việc nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc. Nâng cao nhận thức các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Tiếp tục triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tăng cường công tác tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tham gia thực hiện phong trào, nhân rộng điển hình tiên tiến; xây dựng và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ gia đình văn hóa, họ tộc văn hóa.

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cải thiện sức khỏe và thực hiện chính sách dân số. Tập trung xây dựng, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện

kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong xây dựng Trung tâm cụm xã, các Điểm sinh hoạt văn hóa tại các thôn, bản nên kết hợp xây dựng khu sinh hoạt thể dục, thể thao nhằm khuyến khích phong trào rèn luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, thể lực.

Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số ở miền núi.

3.4.4.4. Về đảm bảo an ninh – quốc phòng

Xuất phát từ điều kiện kinh tế khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa; nhận thức pháp luật còn hạn chế nên miền núi là nơi rất xung yếu để các thế lực thù địch xâm nhập, tuyên truyền, vận động chống phá nhà nước. Vì vậy, cần đẩy mạnh xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội.

Tóm lại, những giải pháp nêu trên cần phải tiến hành đồng bộ, bằng sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, nâng cao vai trò của nhà nước về quản lý và thực hiện các chính sách Đảng và nhà nước đề ra. Đồng thời, cần phải nhận thức rõ giải pháp mang tính đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi, dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)