Đối với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 96 - 102)

3.3.1 .Về pháttriển kinh tế

3.5. Kiến nghị

3.5.2. Đối với địa phương

Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổ chức triển khai thực hiện và giám sát thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án ở địa phương mình.

Nắm vững tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, đề xuất lên cấp trên những vấn đề bất cập đang tồn tại để xây dựng phương án giải quyết.

Huy động bố trí các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra một cách công khai, minh bạch, nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Phân bổ sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý, hiệu quả, tránh gây thất thoát, tham ô. Chịu trách nhiệm về các quyết định về xây dựng và thực hiện chính sách.

Tiểu kết Chương 3

Chương 3 là chương tập trung sâu vào những giải pháp, chỉ rõ thêm và giải quyết những khâu yếu, cái chưa tốt, những việc còn tồn tại của việc thực hiện chính sách và đồng thời đưa ra những phương hướng giải pháp sát thực cần phải làm trong thời gian tới, giúp cho người đọc có thể tìm ra đuợc cách giải quyết ở địa phương mình thông qua thực tế việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

KẾT LUẬN

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề cơ bản và mang tính chiến lược của các địa phương . Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Cần có chính sách phát triển kinh tế dân tộc phù hợp mới có thể giải quyết được vấn đề đặt ra về kinh tế - xã hội. Một chính sách đúng phải tác động làm biến đổi thực sự bộ mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của các vùng; từng bước cải thiện; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nguời đồng bào thiểu số. Suy đến cùng, việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi nhằm bảo đảm nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển miền núi, vùng dân tộc, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy, khoá IX về công tác dân tộc và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Bên cạnh đó, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội miền núi tạo ra sự phát triển toàn diện, bền vững các tỉnh miền núi, trong đó phát riển kinh tế là nền tảng, phát triển văn hoá - xã hội là khâu đột phá.

An Lão là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Bình Định, với nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, xã hội, lịch sử, văn hoá vô giá cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bình Định. Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện là một vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm, để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện An Lão, góp phần củng cố khối đại đoàn kết

số với những nhiệm vụ chủ yếu: phát triển kinh tế, ổn định dân cư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở, đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số; xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện An Lão đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Chính sách dân tộc ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong hệ thống các chính sách quốc gia, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, với việc cụ thể hoá chính sách dân tộc của Đảng vào thực tiễn, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số, huyện An Lão đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng quan trọng: Quyền bình đẳng dân tộc thể hiện ngày càng rõ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố; kết cấu hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, đáp ứng cho phát triển kinh tế dân sinh; đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện và nâng cao; chính trị ổn định và quốc phòng, an ninh được giữ vững. Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, khi triển khai chính sách dân tộc của Đảng trên thực tế ở huyện An Lão đã gặp không ít khó khăn, hạn chế: Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt, nhưng nhìn chung đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung trên toàn huyện. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của một số hộ chưa cao, một số trườnghợp hộ còn thiếu đất và không có đất sản xuất. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên, chưa tích cực tham gia góp vốn, góp công sức bằng

chính nội lực của mình. Trình độ văn hóa và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn huyện An Lão từ nguồn ngân sách của tỉnh và của huyện: việc phân bổ nguồn kinh phí phải tính toán ưu tiên việc đầu tư và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh và huyện quyết định. Do đó dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc các hợp phần của Chương trình chậm, kéo dài. Các chương trình dự án đầu tư cho những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số triển khai chậm, phát triển kinh tế ở những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Trong những năm tiếp theo, để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi An Lão đạt kết quả, Đảng và Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách; đồng thời, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương các cấp và sự chung tay của đồng bào các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Với chuyên đề “ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện An lão, tỉnh Bình Định” giúp cho chúng ta có được những kết quả nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn; góp phần trong việc làm rõ thực trạng kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số An Lão; đánh giá cụ thể những kết quả đạt được cùng những hạn chế, yếu kém còn tồn tại để đưa ra giải pháp cải thiện. Từ đó, đưa ra định hướng, giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở An Lão nói riêng và cả nước nói chung góp phần nâng cao hiệu qủa hơn nữa việc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính

sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII nhiệm kỳ 2010-2015 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.

3.Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 huyện An Lão

4.Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 huyện An Lão

5.Báo cáo Tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng 5 năm giai đoạn (2010-2015) và phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng 5 năm (2015-2020) huyện An Lão.

6.Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030

7.Hoàng Công Dũng (2005), Sự tham gia của người dân trong xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc.

8.Lê Duy Đại (2002), Một số chính sách cán bộ ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số hiện nay.

9.Bế Thu Hương (2003), Thực hiện chính sách dân tộc ở vùng núi phía Bắc nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị.

10.Hoàng Văn Hoan (2014), Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào

11. Nguyễn Văn Lý (2012), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội

ngũ lãnh đạo quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

13. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

14. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 HĐND huyện An Lão khóa XII.

15. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1998), Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Lê Ngọc Thắng (2005), Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

17. Lô Quốc Toàn (2010), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở

nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Đăng Thành (2010), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại

hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)