Những yêu cầu cơ bản trong thực hiện chính sáchphát triểnkinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

1.5.1. Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách

Khi chính sách ban hành, việc quan trọng nhất là thực hiện đúng mục tiêu của chính sách, chính sách có đạt hiệu quả hay không? Có đảm bảo đạt theo yêu cầu hay không? là do việc thực hiện theo mục tiêu của cán bộ thực hiện chính sách. Việc thực hiện theo đúng mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện chính sách, giúp chính sách đi theo đúng hướng, đúng theo chủ trương của Nhà nước.

1.5.2. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Khi thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số, phải có tính hệ thống trong quá trình thực hiện, không thực hiện theo ý chủ quan. Hệ thống này được quy định theo các văn bản, chủ trương của Nhà nước và bắt buộc mọi cán bộ thực hiện chính sách phải tuân theo, nó thể hiện rõ nhất là sự phân cấp thực hiện giữa các cơ quan đơn vị, cấp trên cấp dưới, sự phối hợp trong việc thực hiện chính phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

1.5.3. Yêu cầu bảo đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. Việc đầu tiên cần phải đảm bảo đó là tính pháp lý của chính sách. Thực hiện chính sách phải thực hiện theo đúng pháp luật, đúng những nội dung mà văn bản quy định. Và đồng thời phải thực hiện một cách khoa học và hợp lý trong thực hiện chính sách. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là chính sách đặc thù dành riêng cho người dân tộc thiểu

khăn mới mà trong chính sách chưa quy định rõ, hoặc không thể quy định rõ. Vì vậy cần phải thực hiện một cách đảm bảo tính pháp lý, khoa học và phải đảm bảo hợp lý trong thực hiện chính sách dân tộc để chính sách phát huy hiệu quả của nó và đem lại lợi ích cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.5.4. Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Lợi ích của các đối tượng thụ hưởng chính sách là yếu tố then chốt cần phải quan tâm, chính sách ban hành là vì lợi ích của người dân tộc thiểu số, của các đối tượng được thụ hưởng, chính vì vậy yêu cầu phải đảm bảo được lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng, không nên lợi dụng chính sách dân tộc để cắt xén chính sách, lách luật, làm chứng từ khống trục lợi cá nhân thông qua việc thực hiện chính sách. Nói chung, để chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số đạt được những hiệu quả, yêu cầu đặc ra, người thực hiện chính sách này cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là phải nắm chắc cơ bản, cốt lõi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách, nó quyết định sự thành công hay thất bại của người thực hiện chính sách này.

Hai là phải gương mẫu, nghiêm túc và có ý thức cao trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Không thực hiện qua loa, xem nhẹ việc thực hiện chính sách, không coi thường khi làm việc tiếp xúc với các tộc người thiểu số, tránh những trường hợp lợi dụng sự kém hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của người dân tộc thiểu số mà lừa gạt, ăn chặn chế độ, làm sai trái bóp méo chính sách …

Ba là khi thực hiện chính sách phải đi từ nguyện vọng, nhu cầu của người dân và tình hình thực tế của địa phương. Tránh trường hợp áp đặt mù quáng theo nhận định cá nhân hoặc vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Bốn là phải sâu sát trong việc kiểm tra, đánh giá, đôn đốc nhắc nhỡ và đặt biệt là phải gần dân để nắm bắt tình hình và lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân nhân, của đồng bào dân tộc thiểu số mà tham gia xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc.

Năm là công tác triển khai thực hiện các chính sách phải nhanh chóng, kịp thời. Cần hạn chế các quy trình thủ tục hành chính, các văn bản giấy tờ liên quan không cần thiết, các cuộc họp liên quan không cần thiết để tránh kéo dài thời gian thực hiện chính sách, gây chậm trễ trong công việc như: thực hiện trồng trọt, chăn nuôi sai vụ mùa, tiền chậm không được giải ngân, xây dựng công trình vào mùa mưa, lũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)