Chính sáchphát triểnkinh tế-xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 31)

thiểu số.

1.2.1. Chính sách kinh tế là gì?

Chính sách kinh tế được hiểu là hoạt động của chính phủ tác động tới các cơ chế văn hóa, xã hội, kinh tế và thể chế để đạt được những tiến bộ về kinh tế.

1.2.2. Chính sách xã hội là gì?

Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm chính sách xã hội, tùy theo cách tiếp cận của từng nhà nghiên cứu thuộc các môn khoa học xã hội khác nhau.

Từ góc độ quản lý, chính sách xã hội là sự cụ thể hóa và thể chế hóa của Nhà nước các đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về việc giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến con người, nhóm người, hoặc toàn thể cộng đồng dân cư, nhằm trực tiếp tác động vào quan hệ con người, thành viên xã hội, để điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa họ, bảo đảm phát triển con người, thiết lập sự công bằng xã hội, trật tự an toàn xã hội, phát triển và tiến bộ xã hội. Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước đề cập và giải quyết các vấn đề xã hội tức là giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia. Do đó, chính sách xã hội phải dựa trên các quan điểm, chủ trương của Đảng, đồng thời các quan điểm, chủ trương đó được thể chế hoá để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người.

Chính sách xã hội là tổng hợp các phương thức, các biện pháp của nhà nước, nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.3. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số

Xét theo nghĩa rộng, chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm tư tưởng phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước.

Xét theo nghĩa hẹp, chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt đến các mục tiêu trong số những mục tiêu chiến lược chung của đất nước.

Xét một cách tổng quát, chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là tập

hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằm tạo cho vùng núi, dân tộc thiểu số phát triển về kinh tế - xã hội bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tới giá đầu vào hay giá đầu ra, tác động về việc thay đổi tổ chức, trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào chuyển giao công nghệ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở những vùng núi, vùng dân tộc thiểu số.

Việc xây dựng và áp dụng các chương trình, chính sách vào thực tiễn đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng miền núi có vai trò hết sức quan trọng. Đòi hỏi các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương phải

nâng cao vai trò hoạch định và tổ chức thực thi, cũng như công tác quản lý trong ngành lĩnh vực liên quan để đạt được kết quả cao nhất.

1.2.4. Đặc điểm của chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. dân tộc thiểu số.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là chính sách của Nhà nước do Nhà nước ban hành, Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước như Quốc hội, các Bộ, chính quyền địa phương các cấp… Chính sách này được áp dụng trên phạm vi vùng núi, dân tộc thiểu số trong cả nước hoặc từng địa phương nhất định.

Chính sách tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định, là một quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định. Khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của Nhà nước là những chương trình hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc điểm của chính sách phát triển kinh tế - xã hội là chúng được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội. Chính sách chỉ xuất hiện trước khi đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết. Vấn đề chính sách được hiểu là một mâu thuẫn hoặc một nhu cầu thay đổi hiện trạng xuất hiện trong đời sống kinh tế - xã hội đòi hỏi Nhà nước sử dụng quyền lực công để giải quyết. Có thể nói, vấn đề chính sách là hạt nhân xuyên suốt toàn bộ quy trình chính sách (bao gồm các giai đoạn hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách). Việc giải quyết những vấn đề nói trên nhằm vào những mục tiêu mà Nhà nước mong muốn đạt được.

1.2.5. Vai trò của chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tộc thiểu số

Chính sách phát triểnkinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là một nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thông qua việc tạo điều kiện phát triển và khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tiềm lực con người ở địa bàn vùng núi.Điều đó xuất phát trước hết từ vai trò của con người, của nguồn lực con người với sức sáng tạo vô tận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách phát triểnkinh tế -xã hội giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế và xã hội, do đó tạo điều kiện phát triển và khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, con người cho sự phát triển. Vai trò này ngày càng to lớn khi đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhân loại đang bước sang thiên niên kỷ của trí tuệ, thời kỳ đòi hỏi hơn bao giờ hết phải phát triển mạnh mẽ trí tuệ và khai thác tối đa trí tuệ con người cho sự phát triển, đặc biệt là cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.

Chính sách phát triểnkinh tế-xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là công cụ góp phần điều chỉnh sự khác biệt về cơ cấu kinh tế - xã hội để hướng tới sự công bằng, bình đẳng về vị thế, vai trò và lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội.

Chính sách phát triểnkinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là cầu nối giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế là một cơ sở để tạo ra sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, sự tăng trưởng, phát triển kinh tế không tự động trực tiếp dẫn đến sự tiến bộ xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế phải qua các chính sách xã hội mới tạo ra sự tiến bộ xã hội. Việc công bố chỉ số phát triển con người, biểu hiện của sự tiến bộ xã hội của các nước thông qua tổ chức phát triển Liên hợp quốc đã chứng minh điều đó. Nhờ có các chính sách xã hội tốt nên các chỉ số phát triển con người về y tế chăm sóc sức khoẻ và chỉ số về trình độ giáo dục ở vùng núi đạt cao.

Chính sách phát triểnkinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số là công cụ hữu hiệu để Đảng và Nhà nước ta thực hiện cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi nói riêng.

Nếu xét trên phương diện kinh tế, từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các phương pháp và hình thức tổ chức kinh tế của nước ta có nhiều nét tương đồng như ở các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Tuy nhiên sự khác nhau cơ bản ở đây là tính chất xã hội, đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa của sự phát triển nước ta mà mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Chính sách xã hội của nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện ngày một tốt hơn sự công bằng xã hội và tiến bộ xã hội.

1.3. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Hình 1.1. Quy trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Xây dựng kế hoạch triển khai

thực hiện

Duy trì chính

sách Kiểm tra đôn

đốc việc thực hiện chính sách

Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Phân công phối hợp thực hiện Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm Điều chỉnh chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)