Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 65)

2.3.1. Công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định. phát triển kinh tế - xã hội ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Công tác QLNN trong việc thực hiện các chính sách cần được thường xuyên tăng cường để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng. Việc ban hành các chính sách của cơ quan nhà nước có ý nghĩa rất lớn trong từng giai đoạn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện An Lão, tạo tiền đề quan trọng để địa phương phát triển bền vững. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công

bằng, văn minh” thì vai trò của kinh tế - xã hội ngày càng được khẳng định. Từ đó, hàng loạt các chính sách về kinh tế - xã hội ra đời được áp dụng với từng hoàn cảnh nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Công tác QLNN trong việc thực hiện các chính sách ở huyện An Lão nhìn chung đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như chưa nhất quán, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện các chính sách chưa được phổ biến rộng rãi tới người dân. Nhà nước quản lý việc thực hiện các chính sách còn lỏng lẻo, chưa đi sâu đi sát vào thực tiễn, dẫn đến việc thực thi các chính sách không mang lại kết quả như mong muốn.

2.3.2. Những mặt đạt được

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã không ngừng phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khá toàn diện, đề ra những chủ trương, biện pháp và giải pháp sát hợp với điều kiện thực tế của địa phương; kinh tế huyện nhà có bước tăng trưởng khá (bình quân tăng trưởng 14,06 %/năm). Cơ sở vật chất được tăng cường; mạng lưới điện, giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; tình hình ANCT được giữ vững ổn định; TTATXH được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên (giá trị gia tăng bình quân đầu người từ 8,5 triệu đồng năm 2018 lên 20 triệu đồng năm 2019, năm 2020 ước đạt 22,3 triệu đồng). Đảng bộ luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất; công tác cán bộ được quan tâm đúng mức; chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên; bộ

lực, hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được đổi mới về nội dung và phương thức tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN của địa phương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị của huyện nhà ngày càng vững mạnh.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của Chính phủ đã từng bước làm thay đổi cuộc sống trên buôn làng của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Làm cho kinh tế gia đình nói riêng và kinh tế huyện nhà nói chung từng bước được phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày càng tốt hơn, cơ sở hạ tầng được đảm bảo, hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa từng bước được xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tôc thiểu số đã giúp cho người dân tộc thiểu số huyện An Lão nâng cao nhận thức về nhiều mặt, trong đó có cả chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp người dân tộc thiểu số từng bước hiểu được bản chất, mục đích của chính sách và ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối chủ trương của Đảng. Tránh bị các thế lực thù địch xuyên tạc, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân tộc để chống phá nhà nước.

Chính sách đã giúp cho người dân tộc thiểu số thoát nghèo, người đau ốm có bảo hiểm y tế, có trạm y tế, trẻ em được đến trường đến lớp, được vui chơi sinh hoạt cộng đồng; chính sách giúp người dân tộc thiểu số gần gũi hơn với người dân tộc đa số, giúp kiến thức của người dân tộc đa số, của thế giới từng bước bước vào đời sống sinh hoạt của người DTTS, giúp các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và hiểu biết nhau hơn. Đây là cái tinh hoa, cái hiệu quả tốt nhất mà chính sách dân tộc đã mang lại cho người dân

2.3.3. Những tồn tại, yếu kém

Bên cạnh những thành tích đã đạt được nêu trên, thì cũng còn những khó khăn bất cập tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách như:

Quá trình triển khai thực hiện chính sách chưa sát thực tế nên dẫn đến nhiều biến động về số xã thuộc Chương trình. Có nhiều chính sách đang thực hiện, với nhiều chương trình, dự án khác nhau đang làm cho nguồn lực đầu tư của Nhà nước bị phân tán, dàn trải. Việc có nhiều cơ quan quản lý các chính sách và mỗi chính sách lại có nguồn vốn, cơ chế vận hành khác nhau tạo nên sự chồng chéo, trùng lặp trong quản lý điều hành, làm cho hiệu quả đầu tư chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Nguồn đầu tư kinh phí thấp nên chưa thực sự tạo tác động mạnh mẽ giúp người DTTS rút ngắn thời gian, rút ngắn nhận thức về phát triển kinh tế, chưa giúp người dân tộc thiểu số sớm bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tập trung vào vấn đề hỗ trợ, chưa gắn kết được tất cả các khâu từ đầu vào đến chính sách hỗ trợ đầu ra của sản phẩm; chưa kết nối, kích cầu được doanh nghiệp đi cùng chính sách.

Chính sách hỗ trợ, đầu tư làm người DTTS trông chờ và ỉ lại chính sách, gây phản tác dụng và hiệu quả mong đợi chính sách.

Việc phân bổ nguồn vốn của một số dự án, quyết định của Chính Phủ còn quá chậm. Đến thời gian triển khai thì chính sách này không còn phù hợp do điều kiện phát triển, do sự thay đổi trong đời sống, sinh hoạt của người dân.

đói nghèo ở vùng dân tộc và miền núi An Lão còn cao hơn với mức bình quân chung của tỉnh.

Chất lượng, hiệu quả về GD - ĐT còn thấp. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đang có nguy cơ bị mai một. Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn rất thấp. Một số tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.

Hệ thống chính trị cơ sở ở miền núi còn yếu, kém hiệu lực, không sát dân, không tập hợp được đồng bào. Trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, công tác phát triển Đảng chậm.

Một số mô hình khuyến nông tuy đạt hiệu quả khá tốt, nhưng chưa được nhân rộng. Tập quán chăn nuôi gia súc thả rông của nhân dân các xã vùng cao vẫn còn, việc dự trữ thức ăn gia súc chưa được thực hiện tốt.

Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp còn diễn biến phức tạp ở các địa phương, nhưng công tác xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa tốt, còn tiềm ẩn nguy cơ tái phạm. Hiệu quả giao khoán quản lý, bảo vệ rừng ở một số nơi chưa cao, rừng giao khoán bị xâm hại. Quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp còn hạn chế.

Công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp còn chậm so với kế hoạch; hiện tượng tranh giành lại đất cũ (kể cả đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) xảy ra nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Tiến độ giao đất ở hàng năm còn chậm so với kế hoạch; các chủ đầu tư chưa tuân thủ các quy định về thủ tục đất đai, vẫn còn tồn tại 51 công trình chưa có hồ sơ giao đất trước khi triển khai thi công.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT ở cơ sở phát triển chưa mạnh; công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương chất lượng có mặt còn hạn chế, nội dung phản ánh hoạt động ở cơ sở chưa nhiều.

Chất lượng GD - ĐT tuy có chuyển biến nhưng chưa đồng đều, một số xã vùng cao chuyển biến còn chậm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu. Công tác khuyến học ở cơ sở phát triển chưa mạnh, việc xây dựng quỹ khuyến học còn nhiều khó khăn.

QLNN về y tế có mặt còn hạn chế; chất lượng khám, chữa bệnh ở một số trạm y tế xã chưa tốt, cơ sở vật chất ngành y tế chưa tương xứng với nhiệm vụ.

Công tác xuất khẩu lao động một số địa phương chưa thực hiện tốt; Việc quản lý đối tượng và phê duyệt đối tượng chính sách xã hội ở một số xã, thị trấn còn lỏng lẻo. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại các xã, thị trấn còn nhiều khó khăn.

2.3.4. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: An Lão có địa bàn phức tạp, hiểm trở,

chia cắt, thường xuyên bị thiên tai lũ lụt. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, trình độ sản xuất thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Do tồn tại lịch sử để lại, kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc và miền núi có điểm xuất phát thấp, mang nặng tính tự cấp, tự túc. Phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng, kích động đồng bào DTTS, gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc; ý thức của người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu năng động, sáng tạo trong sản xuất; điều kiện làm việc còn thiếu và trình độ của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là các xã vùng cao; một số văn bản cấp trên còn chồng chéo, gây

phí còn hạn chế, phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Việc cân đối nguồn vốn, chính sách của Chính phủ hàng năm, có những chính sách sớm được khảo sát xây dựng đề án và phân bổ nguồn kinh phí, nhưng cũng có không ít chính sách phải mất 2-3 năm mới có nguồn vốn thực hiện.

Nguyên nhân chủ quan: Một số địa phương chưa thật sự quán triệt

chỉ đạo thực hiện, thiếu kiểm tra đôn đốc, chưa phối hợp tốt và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội tham gia, chưa coi trọng việc phân công và bố trí cán bộ có năng lực để điều hành thực hiện chương trình. Nguồn lực bố trí chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế của địa phương. Năng lực cán bộ của một số xã còn hạn chế. Trong chỉ đạo điều hành, vẫn còn một số nội dung chưa có quy hoạch, kế hoạch, còn mang tính sự vụ; trách nhiệm của người đứng đầu ở một số đơn vị, địa phương chưa cao, chưa chủ động trong tham mưu, xử lý công việc, chờ mệnh lệnh của cấp trên; sự phối hợp hoạt động của các cơ quan chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; công tác tuyên truyền tuy được thực hiện nhưng chưa được thường xuyên liên tục.Chính sách làm cho người dân trông chờ ỉ lại, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền của cán bộ chưa tốt, chưa sâu sát làm cho người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại, không những không muốn làm ăn, phát triển kinh tế mà ngược lại còn có tác động xấu, gây ảnh hưởng đến chính sách. Và một nguyên nhân khác là do trình độ nhận thức của người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện học tập, điều kiện xã hội, điều kiện sống, trình độ dân trí của vùng đặc biệt khó khăn …

2.3.5. Bài học kinh nghiệm

Phải nắm vững đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện của địa phương; nhạy bén, năng động trước những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế - xã hội để chủ động, có biện pháp khắc phục kịp thời, có phong cách làm việc khoa

học, sâu sát, nắm bắt kịp thời tình hình cơ sở, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.

Giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong BCH, BTV, Thường trực Huyện ủy đảm bảo thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là điều kiện quyết định để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, phải kiên trì, quyết liệt nhằm thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách đúng đắn, có lợi cho dân.

Công tác cán bộ là vấn đề then chốt, do đó quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiên quyết thay thế những cán bộ năng lực yếu, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình, Nghị quyết của Đảng. Qua đó phát hiện những nhân tố mới, những sáng kiến, cách làm hay để cổ vũ, nhân rộng; đồng thời chấn chỉnh, uốn nắn những mặt hạn chế, thiếu sót và có biện pháp xử lý nghiêm minh những sai phạm, nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Phải làm tốt công tác dân vận của Đảng, nhằm tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Đồng thời kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thật sự vững mạnh, để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân.

chương trình lồng ghép khác trên địa bàn. Kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động và tổ chức thực hiện của ban chỉ đạo chương trình các cấp, đặc biệt là cấp xã. Dựa trên tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo.

Đổi mới công tác tổ chức, đảm bảo tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội có hiệu quả hơn. Chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, các chính sách, dự án của Chính phủ, tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát triển năng lực cán bộ cấp xã, thôn, bản về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý và kỹ năng để đáp ứng nhiệm vụ trong khi thực hiện các chương trình.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 là chương tập trung vào những thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Nội dung nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện. Giúp cho người đọc thấy rõ về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách như thế nào, thấy rõ tính ưu việc của những chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thực hiện, thấy rõ những kết quả thành công trong việc thực hiện chính sách và qua đó cũng chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, những vấn đề cần phải tiếp tục khắc phục trong thời gian tới để vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)