Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 66 - 68)

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã không ngừng phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khá toàn diện, đề ra những chủ trương, biện pháp và giải pháp sát hợp với điều kiện thực tế của địa phương; kinh tế huyện nhà có bước tăng trưởng khá (bình quân tăng trưởng 14,06 %/năm). Cơ sở vật chất được tăng cường; mạng lưới điện, giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; tình hình ANCT được giữ vững ổn định; TTATXH được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên (giá trị gia tăng bình quân đầu người từ 8,5 triệu đồng năm 2018 lên 20 triệu đồng năm 2019, năm 2020 ước đạt 22,3 triệu đồng). Đảng bộ luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất; công tác cán bộ được quan tâm đúng mức; chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên; bộ

lực, hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được đổi mới về nội dung và phương thức tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN của địa phương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị của huyện nhà ngày càng vững mạnh.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của Chính phủ đã từng bước làm thay đổi cuộc sống trên buôn làng của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Làm cho kinh tế gia đình nói riêng và kinh tế huyện nhà nói chung từng bước được phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày càng tốt hơn, cơ sở hạ tầng được đảm bảo, hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa từng bước được xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tôc thiểu số đã giúp cho người dân tộc thiểu số huyện An Lão nâng cao nhận thức về nhiều mặt, trong đó có cả chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp người dân tộc thiểu số từng bước hiểu được bản chất, mục đích của chính sách và ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối chủ trương của Đảng. Tránh bị các thế lực thù địch xuyên tạc, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân tộc để chống phá nhà nước.

Chính sách đã giúp cho người dân tộc thiểu số thoát nghèo, người đau ốm có bảo hiểm y tế, có trạm y tế, trẻ em được đến trường đến lớp, được vui chơi sinh hoạt cộng đồng; chính sách giúp người dân tộc thiểu số gần gũi hơn với người dân tộc đa số, giúp kiến thức của người dân tộc đa số, của thế giới từng bước bước vào đời sống sinh hoạt của người DTTS, giúp các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và hiểu biết nhau hơn. Đây là cái tinh hoa, cái hiệu quả tốt nhất mà chính sách dân tộc đã mang lại cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)