Thực trạng thực hiện chính sáchphát triểnkinh tế-xã hội vùng núi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 49)

vùng núi, dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 2.2.1. Quy trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão.

Để thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện miền núi An Lão.

Sau khi có Quyết định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện tiến hành thực hiện bước 1, đây là nội dung công việc đầu tiên của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện, trực tiếp thực hiện nội dung này là phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Đối với nội dung này hàng năm UBND huyện An Lão luôn thực hiện tốt và kịp thời theo yêu cầu của UBND tỉnh Bình Định. Một số nội dung kế hoạch có thể có chất lượng chưa tốt, chưa đảm bảo vì lý do thời gian yêu cầu báo cáo xây dựng kế hoạch gấp, không có thời gian điều tra khảo sát, rà soát, kiểm chứng để xây dựng kế hoạch. Nhưng cơ bản các nội dụng kế hoạch đều thực hiện tốt, đảm bảo có chất lượng đạt 80-90 %.

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, UBND huyện giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với phòng Dân tộc với các đơn vị có liên quan trên từng chính sách để thực hiện tổ chức phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể một số chính sách:

Thực hiện chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, thì tổ chức phối hợp với UBND các xã tổ chức phổ biến, tuyên truyền và thực hiện trực tiếp đến tận tay người dân hưởng lợi.

Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan trực tiếp tham mưu UBND huyện về tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua phòng Tài chính –

quy chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị địa phương trên địa bàn huyện về thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Nhờ vậy trong những năm qua, việc thực hiện luôn được thực hiện nghiêm túc và duy trì ổn định, các nội dung công việc được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, các cơ quan phối hợp luôn thực hiện có trách nhiệm trong việc giải quyết công việc. Gắn với đó hàng năm tổ chức họp đánh giá, biểu dương, phê bình và khen thưởng các đơn vị phối hợp thực hiện chính sách , nhờ đó công tác thực hiện chính sách luôn đảm bảo và khắc phục khuyết điểm kịp thời.

Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình thực hiện công tác phối hợp là rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế của nó, cụ thể như sau:

- Khi ban hành văn bản thì có đầy đủ các cơ quan đơn vị, phòng ban liên quan để cùng nhau thực hiện chính sách, nhưng khi thực hiện chính sách thì chỉ có một vài đơn vị tham gia, có những đơn vị cả năm không tham gia một lần. Đây là vấn đề rất khó khăn chung đối với các đơn vị ở địa phương. Thường thì đơn vị nào chủ trì sẽ lo thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ thực hiện chính sách, còn những đơn vị có liên quan thì chủ yếu tham gia trong hội họp, đánh giá nhận xét, còn ngoài ra thì để cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.

- Các đơn vị phối hợp không tham gia hoặc ít tham gia trong các văn bản góp ý thực hiện chính sách, ít nhiệt tình trong việc trao đổi và cung cấp thông tin, thường phải tham mưu cho UBND huyện phải sử dụng văn bản để yêu cầu các đơn vị báo cáo tổng hợp, mất thời gian.

- Các cơ quan đơn vị chưa phối hợp tốt trong công tác cải cách các thủ tục hành chính, chưa đưa ra một phương pháp giải quyết chung nhằm giải quyết các nội dung thực hiện chính sách, lấy một ví dụ cụ thể: đối với hợp phần phát triển sản xuất, sau khi có Quyết định phân khai vốn của UBND tỉnh

về, UBND huyện tổ chức phân khai kinh phí cho các xã, sau đó các xã xây dựng phương án trình UBND huyện thẩm định, UBND huyện thẩm định xong UBND các xã mới có thể thực hiện. Đó là đúng quy trình, nhưng quy trình trên nó thường không được thực hiện suôn sẽ như trên, nó rất mất thời gian để các cơ quan thực hiện qua các bước đó, thường thì mất khoảng 2 - 4 tháng để xử lý hoàn thành các thủ tục cho UBND xã thực hiện, đến thời điểm thực hiện thì không đúng mùa vụ, thời tiết không thuận lợi khó thực hiện. Chính vì vậy cần phải có một giải pháp chung do các đơn vị liên quan phối hợp đặt ra để hoàn thành các thủ tục hành chính nhanh hơn, giúp bà con thực hiện đúng mùa vụ, đảm bảo phát huy tốt các loại giống cây trồng con vật nuôi mà vẫn đảm bảo về thủ tục hành chính.

Bước 4: Duy trì chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

UBND huyện giao cho phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chủ trì, tham mưu UBND huyện duy trì việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Hàng năm phòng Tài chính – Kế hoạch huyện An Lão tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, các đơn vị liên quan thực hiện các chính sách cụ thể mà UBND tỉnh chỉ đạo. Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, phương án, dự án, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, báo cáo việc các đơn vị thực hiện chính sách đó, từ đó đưa ra phương hướng giải pháp giúp cho các chính sách đồng bào DTTS được duy trì thường xuyên và đi vào thực tế đời sống của bà con.

Bước 5: Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình duy trì hoạt động chính sách phát triển kinh tế - xã hội dân tộc, sẽ có những nảy sinh, những nội dung không phù hợp cần điều chỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thường xuyên

chính sách cho phù hợp, ví dụ trong thời gian vừa qua đã tham mưu điều chỉnh Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS, đến nay một số chính sách đã được Chính phủ quan tâm điều chỉnh, bổ sung, hoặc sửa đổi.

Bước 6: Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách.

Các khâu kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm là những nội dung rất quan trọng, quyết định sự thành công, hay thất bại của việc thực hiện chính sách. Một chính sách khi được ban hành và thực hiện, muốn nó đi vào cuộc sống phải tiến hành kiểm tra, giám sát để đánh giá, phân tích và biết được tính ưu việc của nó, giúp cho chúng ta nhận định, phân tích chính sách công một cách rõ ràng hơn, sát và đúng với thực tế hơn. Huyện An Lão, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ phát triển kinh – tế xã hội cho bà con vùng đồng bào DTTS luôn được phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp và các cơ quan đơn vị có liên quan. Vì vậy tùy theo nội dung cụ thể mà phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ tham mưu cho UBND huyện hoặc cùng các đơn vị liên quan tiến hành thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Trong những năm qua, việc kiểm tra giám sát luôn được thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt và luôn được quan tâm trong thực hiện kiểm tra giám sát, đó là chính sách 30a, chương trình 135, dự án tái định canh định cư, dự án hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong những đợt kiểm tra này, qua quá trình kiểm tra cũng đã kịp thời chấn chỉnh những nội dung sai phạm của các đơn vị thi công, xử lý các trường hợp thực hiện thi công không đảm bảo chất lượng công trình, dự án nào không đạt phải hoàn trả lại kinh phí cho huyện, kiểm điểm một số cá nhân trong việc thiếu trách nhiệm dẫn đến sai phạm. Song bên cạnh những

kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém trong việc kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm khi thực hiện chính sách này, đó là:

- Chưa thực sự chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, chỉ khi có kế hoạch của tỉnh, UBND huyện thì cơ quan thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số mới tiến hành phối hợp kiểm tra.

- Việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả không mang tính kịp thời, bất ngờ. Khi cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch và thông báo xuống kiểm tra thì nội dung thực hiện chính sách luôn được thực hiện tốt, suôn sẽ, đúng quy định. Vẫn có những lần kiểm tra, giám sát thực hiện gặp trường hợp sai trái, nhưng cơ bản vẫn là nhắc nhở, đề nghị sửa chữa rồi cho qua.

- Việc kiểm tra chỉ mới nhìn bên ngoài để đánh giá để nhận định, chưa thật sự đi sâu vào chất lượng công trình, chất lượng cây con giống và tính hiệu quả của đầu ra sản phẩm, nên kết quả kiểm tra chưa phản ánh đúng với thực tế.

- Trong đoàn kiểm tra, thường có rất ít người có chuyên môn về lĩnh vực mà mình đi kiểm tra.

Bước 7: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua, việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện thường xuyên trên địa bàn huyện An Lão, cụ thể: Tổng kết chương trình 135, Tổng kết công tác dân tộc quý, năm và giai đoạn. Thông qua việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đã kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất những thay đổi trong thực hiện chính sách và nội dung chính sách, giúp chính sách ngày càng hiệu quả hơn.

hiện chính sách và những đơn vị có liên quan tham gia ý kiến chuyên sâu vào quá trình thực hiện chính sách cũng như nội dung chính sách dân tộc; một số cán bộ phát hiện sai phạm không giám phát biểu trong cuộc họp nhưng có những ý kiến bên ngoài phía sau mỗi đợt tổng kết; chưa thật sự có nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện chính sách, cũng như nội dung chính sách của Chính phủ để có hướng điều chỉnh, bổ sung khi thấy không phù hợp.

2.2.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác thực hiện chính sách dân tộc ở cấp huyện, cấp xã. bộ làm công tác thực hiện chính sách dân tộc ở cấp huyện, cấp xã.

Năng lực quản lý lãnh đạo, điều hành, quản lý là những nội dung luôn được đề cập quan tâm nhiều nhất, bởi một lãnh đạo của một địa phương khi thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hay bất kỳ chính sách khác, nếu không có năng lực lãnh đạo, không có năng lực quản lý và điều hành tốt thì sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, thậm chí còn thực hiện không đúng các chính sách của Nhà nước. Nói về năng lực nó thể hiện thông qua việc họp hành, điều hành, quyết định, quản lý nhân viên, một cán bộ có năng lức tốt sẽ biết xử lý như thế nào cho đúng, hợp lý và hợp tình, không để việc sai trái xảy ra mà không biết. Có thể nói hiện nay, vấn đề năng lực cán bộ luôn được đề cập và nhắc tới, nó vừa là mặt để đánh giá cán bộ vừa là cơ sở để khi xảy ra vụ việc cán bộ có thể đỗ lỗi do trình độ năng lực yếu kém.

Đối với huyện An Lão, là một huyện miền núi, thuộc 61 huyện nghèo nhất cả nước, cán bộ cấp xã đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ mặt bằng chung của cán bộ huyện và xã, theo nhận định cá nhân có thể nói ở mức trung bình khá (tức là có thể nhận định và xử lý các chính sách theo yêu cầu nhưng chưa có thể tận dụng chính sách để phối hợp phát triển kinh tế - xã hội một cách triệt để). Một chính sách của Chính phủ ban hành thường đòi hỏi tính hiệu quả và tác động lan toả nhằm gắn kết

đẩy mạnh phát triển của cả vùng, địa phương. Nếu một cán bộ có năng lực lãnh đạo, biết quản lý và điều hành tốt thì sẽ tận dụng những chính sách này, biến nó thành lợi thế nhằm phát triển địa phương. Về vấn đề này, thời gian qua, cán bộ lãnh đạo huyện chưa làm tốt, cụ thể: Hàng năm huyện An Lão có các chính sách 30a, Chương trình 135,… các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoàinước, từ nguồn thu ngân sách, tất cả những nguồn vốn đó thường được tập trung đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường trạm, thủy lợi và phát triển nông , lâm nghiệp. Đây là những công việc cần thiết không thể thiếu, nhưng thiết nghĩ vẫn chưa đủ, nếu lãnh đạo có năng lực tốt, có khả năng quản lý điều hành sẽ biết kết hợp từ các nguồn lực sẵn có từ các chính sách của Chính phủ ban hành, tạo cơ chế mở, thông tin kịp thời để thu hút doanh nghiệp vào phối hợp với huyện, với các chính sách nhằm tạo ra con đường lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, các chính sách, đặc biệt chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, các hợp đồng mua cây cây con giốngchưa có đầu ra, chưađược tính toán một cách lôgic khoa học kết nối được các cơ sở kinh doanh với nguời mua để tạo đầu ra ổn định cho các hộ kinh doanh.

Đến nay, người dân huyện An Lão phát triển đến ngày hôm nay đó là nhờ công rất lớn đối với các lãnh đạo qua các thời kỳ đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tập trung chỉ đạo sản xuất để người dân có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chính nhờ các nhà máy keo, nhà máy mỳ của các địa phương khác mà cây keo, cây mỳ được người dân trồng lên, đã góp phần không nhỏ giúp người dân huyện An Lão thay da đổi thịt, người dân đã từng bước ổn định đời sống, có nhà cửa, ti vi, xe máy, cuộc sống

2.2.3. Thực trạng công tác ngăn ngừa, đấu tranh chống tham ô, tham nhũng tham nhũng

Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành không chỉ thể hiện qua việc lãnh đạo cầm tờ giấy đọc những gì của người tham mưu viết, không chỉ thể hiện tác phong đi lại phát biểu, không chỉ dừng lại ở những lời hứa mơ hồ mà nó thể hiện ở cái chúng ta làm được gì? Làm ra cái gì? Và làm như thế nào? Đó mới là năng lực lãnh đạo thực sự của những người biết lãnh đạo, điều hành, quản lý.

Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nhất trên địa bàn huyện. Hàng năm Đảng ủy - UBND huyện và các đơn vị có liên quan đều ra sức thực hiện nội dung này bằng các khẩu hiệu tuyên truyền, bằng các văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)