Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện chính sáchphát triểnkinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 81 - 82)

tế - xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

3.3.1.Về phát triển kinh tế

Khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; chú trọng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, gắn sản xuất với chế biến, kết nối với thị trường, tạo chuỗi sản phẩm, gia tăng giá trị.

3.3.1.1. Đối với nông, lâm, ngư nghiệp

- Tiếp tục hình thành và phát triển vùng chuyên canh tập trung với quy mô hợp lý, chú trọng phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị như: cây chè, cây cà phê, cây điều, cây hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu, hương liệu, hoa, rau màu... phát triển chăn nuôi đại gia súc như bò sữa, bò thịt, trâu, lợn, gà... theo mô hình trang trại, gia trại, tạo sản phẩm đặc sản thay thế cho sản phẩm cao sản, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tập trung đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng. Vùng dân tộc thiểu số, miền núi phải góp phần quan trọng nhất để thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong các trung tâm chế biến gỗ lớn của khu vực và thế giới. Theo đó phải kiên quyết rà soát, cơ cấu lại đất đai, sản xuất của các nông, lâm trường; hoàn thành giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; kiên quyết chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy và hủy hoại đất rừng.

3.3.1.2. Đối với công nghiệp - xây dựng

- Tiếp tục rà soát lại quy hoạch, loại bỏ các công trình thủy điện quy mô nhỏ, khi đầu tư ảnh hưởng lớn đến rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và phải di dời nhiều hộ dân, hiệu quả đầu tư thấp. Đẩy mạnh việc trồng rừng thuộc lưu

vực các công trình thủy điệnnhư: Thủy điện hồ Đồng Mít (xã An Dũng), thủy điện Sông Vố (xã An Trung)

- Tổng kiểm kê, đánh giá, quy hoạch lại việc khai thác, chế biến lâm sản ở huyện miền núi An Lão. Đảm bảo vừa khai thác chế biến lâm sản có hiệu quả cho nền kinh tế nhưng cũng phải đảm bảo môi trường sinh thái, không gian sinh sống của đồng bào các dân tộc ở vùng này. Đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác khoáng sản, nâng cao hiệu quả khoáng sản của các mỏ đá lớn ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi An Lão.

3.3.1.3. Đối với thương mại, dịch vụ, du lịch

- Khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của huyện để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm; du lịch lịch sử - văn hóa , phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương ở vùng dân tộc thiểu số như: Thác đá ghe – xã An Hưng, Cây số 10 - xã An Toàn, Thác k50 - xã An Toàn giáp ranh với huyện KBANG tỉnh Gia Lai, Di tích làng Đá Bàng - xã An Hưng.

- Tiếp tục rà soát, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường nối liền với các huyện lân cận nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân và thu hút khách du lịch đến với huyện.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các chợ đầu mối, chợ nông thôn, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển các kênh phân phối và thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng núi, dân tộc thiểu số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)