Sơ đồ 3 .1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện Lực TP Hồ Chí Minh
Sơ đồ 3.1 Quá trình nghiên cứu của đề tài
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM lực trên địa bàn TP.HCM
Nhằm kiểm định lại lập luận ở trên trong việc xác định những nhân tố nào phù hợp với thực tế tại các công ty điện lực trên địa bàn Tp.HCM, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về công tác KTTN như:
Ông Trần Ngọc Định, quyền giám đốc Công ty điện lực Bình chánh Ông Nguyễn Thanh Long Giám đốc công ty Điện lực Bình Phú Ông Nguyễn Văn Hùng Kế toán trưởng Công ty Điện lực Duyên Hải
Bà Tạ Thị Thanh Huyền phó phòng tài chính kế toán Công ty điện lực Bình chánh
Ông Trương Quốc Nghĩa chuyên viên kế toán quản trị Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
Ông Nguyễn Thành Linh, Trưởng phòng tổ chức nhân sự Công ty Điện lực Bình chánh
Ông Phạm Đức Phú trưởng ban quản lý dự án điện
Tổng hợp kết quả tham vấn, đa số các chuyên gia đều cho rằng: các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTTN được lược khảo trong nghiên cứu trước là những yếu tố chính và phù hợp với thực tiễn tại đơn vị. Tuy nhiên, các thành viên của nhóm thảo luận lưu ý nên đưa thêm một số biến quan sát phù hợp với đặc thù tại từng đơn vị, điều này cũng sẽ tạo điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trước. Cụ thể gồm các nhân tố chính sau:
3.2.2.1 Phân công trách nhiệm trong công tác quản lý:
Ở chương 2 tác giả đã nêu đến vấn đề này ở phần lý thuyết, việc phân quyền cụ thể tại các Trung tâm trách nhiệm giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá được mức độ hoàn thành tại các trung tâm trách nhiệm nhằm có hướng chấn chỉnh kịp thời, sự tách bạch về trách nhiệm càng cụ thể, chi tiết sẽ mang lại hiệu quả quản lý cao hơn.
Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà quản trị DN mà có các trung tâm trách nhiệm tương ứng. Mỗi trung tâm sẽ xác định quyền và trách nhiệm đối với từng đối tượng cụ thể.
Để hệ thống KTTN hoạt động hiệu quả cần phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra, tuy nhiên trong quá trình phân công trách nhiệm và phân quyền quản lý cần tạo ra sự thỏa mãn và hài lòng chung tại các trung tâm, cá nhân và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Khi phân công trách nhiệm, các nhà quản trị cần chỉ cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của công việc được phân công, xác định với họ các kết quả cần đạt được, chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm được giao, thỏa thuận các quy trình báo cáo, phản hồi, đánh giá. Sau đó, thông báo cho những cá nhân, bộ phận có liên quan để tạo điều kiện cho người được cá nhân, tổ chức được phân công trách nhiệm thực hiện tốt công việc. Và bước đi cuối cùng trong quy trình phân công trách nhiệm là đánh giá rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.
Sự phân cấp quản lý thành công là luôn rõ ràng và dứt khoát khi đưa ra một quyết định giao phó mới. Đồng thời việc này cũng giúp người được phân quyền tự xác định phải làm thế nào để hoàn thành tốt các mục tiêu cũng như giải quyết tốt những vấn đề của chính bản thân họ.
3.2.2.2Côngtác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN: Việc đánh giá thành quả lao động và quản lý tại các bộ phận là rất cần thiết và quan trọng, nó ảnh hưởng đến thái độ cống hiến của các cá nhân, bộ phận. Vậy công tác đo lường mức độ hoàn thành cần phải thể hiện được yếu tố khách quan, đày đủ phản ánh trung thực và càng sát với thực tế càng mang lại hiệu quả cao.
Hệ thống đo lường tốt phải có hai đặc điểm chính:
Thông tin mà nó đưa ra phải thích hợp và có tác động làm thay đổi hay cải thiện các quyết định theo hướng tích cực. Nếu nhà quản lý không biết hay không đưa ra được quyết định đúng thì thông tin được đưa ra không còn thích hợp. Ví dụ : Hệ thống KTTN tiếp tục thu thập và báo cáo các thông tin về định mức lao động trong phân xưởng sản xuất ngay cả khi sản xuất đã được tự động hóa, và cho rằng chi phí nhân công chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí , vì vậy thông tin chẳng bao giờ được sử dụng.
Tập trung vào đo lường kết quả theo từng trung tâm trách nhiệm trong tổ chức. Ngày nay nhà quản lý hiểu rằng kết quả ngày mai là nằm trong tổ chức thực hiện công việc sản xuất sản phẩm hay dịch vụ ngay trong hôm nay. Do quá trình sản xuất hay dịch vụ được diễn ra theo chiều ngang, nghĩa là diễn ra trong các bộ phận của tổ chức và hệ thống đo lường thông qua hệ thống trách nhiệm của tổ chức.
Hệ thống kế toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng hướng vào quy trình sản xuất chủ yếu là hướng vào việc đo lường tính toán kết quả của quy trình sản xuất, theo từng bộ phận tham gia trong quy trình nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
3.2.2.3 Công tác khen thưởng:
Công tác khen thưởng được thực hiện thường xuyên, công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định của đơn vị. Khen thưởng là một yếu tố cần thiết của mọi tổ chức, việc khen thưởng kịp thời, thường xuyên và công bằng đúng người, đúng việc là động lực giúp cho việc
tuân thủ nguyên tắc KTTN được tốt hơn và hoàn thành mục tiêu của nhà quản trị đề ra được tốt hơn
3.2.2.4 Môi trường pháp lý:
Khung pháp lý về kế toán (luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán), các luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nội quy và quy chế của doanh nghiệp chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán. Để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh theo qui định của KTTN rất cần thiết phải có hành lang pháp lý, các chuẩn mực và qui định do nội bộ công ty xây dựng theo mục tiêu kinh doanh của HĐQT.
3.2.2.5 Các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp:
Mỗi một doanh nghiệp đều có chiến lược kinh doanh của riêng của mình, do vậy việc quản trị mục tiêu cần phải được xác định rõ ràng, việc xây dựng qui trình qui định, hệ thống định mức phù hợp với chiến lược kinh doanh của các Công ty là cần thiết, giúp các trung tâm trách nhiệm có định hướng thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất để hoàn thanh mục tiêu chung.
3.2.3 Thiết kê mô hình và phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là cung cấp các hướng dẫn cơ bản để thực hiện luận văn. Đặc biệt thiết kế nghiên cứu nên cung cấp thông tin có liên quan sẽ có hiệu quả nhất để giải quyết các câu hỏi và giả thiết nghiên cứu. Có ba thiết kế nghiên cứu riêng biệt là thăm dò, mô tả và quan hệ nhân quả.
3.2.3.1 Mô hình nghiên cứu:
Căn cứ theo kết quả khảo sát các nghiên cứu trước, kết hợp với việc khảo sát ý kiến của các chuyên gia, tác giả có mô hình đề xuất như sau:
Y = β0 + β1 PC + β2 DL + β3 KT + β4 PL + β5 DD + ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y: công tác KTTN.
Các biến độc lập:
PC: sự phân công trách nhiệm
DL: công tác đo lường hiệu quả công tác theo qui định của KTTN KT: công tác khen thưởng
DD: các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp.
3.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu
Theo nguyên tắc chung, mẫu đại diện thu được thông qua các qui trình được xác định ngay từ lúc tiến hành nghiên cứu đó, là xác định quần thể mẫu khảo sát, xác định phương pháp lấy mẫu và cách thức thực hiện lấy mẫu.
3.2.3.3 Quần thể khảo sát
Các câu nghiên cứu trong luận văn này tập trung vào công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.
Công tác KTTN chỉ có thể được thực hiện ở tại các công ty lớn, do các công ty điện lực thường có số lượng CBCNV tướng đối lớn trên 400 người và doanh thu hàng năm trên 1000 tỷ nên tác giả quyết định khảo sát đủ 16 công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra tác giả vẫn tham khảo thêm các nội dung liên quan tại các công ty phụ trợ trong Tổng công ty điện lực để có các xác định chính xác hơn.
3.2.3.4 Phương pháp lấy mẫu
Các bảng khảo sát được gửi đến các chuyên viên và lãnh đạo am hiểu công tác KTTN đang làm việc trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. Nội dung các câu hỏi trong bảng khảo sát của luận văn này đã cố gắng xây dựng để có thể tìm thấy được các mẫu đại diện và kiểm soát được kích thước của mỗi mẫu khảo sát trong quá trình phân tầng thống kê khảo sát. Quá trình xây dựng bảng câu hỏi đã cố gắng tìm cách kết hợp thông tin khảo sát để tìm thấy sự khác biệt thông qua sự phân tầng các câu hỏi để tìm thấy mức ảnh hưởng của các yếu tố quản lý đến công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.
3.2.3.5 Kích thước mẫu
Nội dung luận văn đã được xác định khu vực khảo sát là ở các công ty điện lực trong khu vực TP.HCM. Để đạt được sự chính xác trong kích thước mẫu và ý nghĩa của các chỉ số thống kê, tác giả đã dựa vào các nghiên cứu trước đây nhằm đảm bảo độ tin cậy và độ giải thích cao. Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 18 câu
hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 18 x 5 = 90. Để đạt được tối thiểu 90 quan sát, tác giả đã gửi 160 bản câu hỏi đến những người am hiểu về công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn Tp.HCM, cụ thể là: (lãnh đạo phòng kế toán, nhân viên kế toán tại các công ty điện lực trên địa bàn Tp.HCM). Sau khi đã chọn được mẫu bước kế tiếp trình bày sẽ là phương pháp thu thập thông tin từ các mẫu đã chọn.
Đã có 160 phiếu điều tra được thu nhận, trong đó có 08 phiếu khảo sát bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 152 phiếu.
3.2.3.6 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến một số cá nhân làm công tác kế toán, các nhà quản lý, các trưởng phòng kinh doanh, phòng dự án, phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán và các Giám đốc, các chuyên viên trực tiếp làm công tác KTQT tại các Công ty điện lực trên địa bàn thành phố đặc biệt là cấp quản lý cao hơn là Tổng công ty Điện lực TP.HCM, nhằm khảo sát thực trạng công tác KTTN của các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.
Tác giả chọn cách tiếp cận này vì chi phí phát sinh cho việc thu thập dữ liệu điều tra ít tốn kém, những người được khảo sát chủ yếu là các đồng nghiệp trong ngành hoặc các cấp lãnh đạo trong ngành, người trả lời có thời gian suy nghĩ nên câu trả lời thường có chất lượng cao.
3.2.3.7 Hệ thống thang đo
Theo các nghiên cứu về kinh tế, có 5 thang đo cơ bản: Thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng cách, thang đo tỷ lệ, thang đo mức độ.
Thang đo danh nghĩa (còn gọi là định danh or phân loại) – nominal scale: trong thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác. Về thực chất thang đo danh nghĩa là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một ký số tương ứng.Ví dụ : Giới tính: 1 : nữ; 2:nam.
Thang đo thứ bậc – ordinal scale: lúc này các con số ở thang đo danh nghĩa được sắp xếp theo 1 quy ước nào đó về thứ bậc hay sự hơn kém, nhưng ta không biết được khoảng cách giữa chúng. Điều này có nghĩa là bất cứ thang đo thứ bậc
nào cũng là thang đo danh nghĩa nhưng điều ngược lại thì chưa chắc đúng. Ví dụ: ta có thể mã hóa cho sự hài lòng như sau: 1: không hài lòng; 2: bình thường; 3: hài lòng. Lúc này ta không biết được là mức độ hài lòng của người chọn số 3 là gấp bao nhiêu lần so với khi chọn số 2 or 1.
Thang đo khoảng – interval scale: là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Thông thường thang đo khoảng có dạng là một dãy các chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5, từ 1 đến 7 hay từ 1 đến 10. Dãy số này có 2 cực ở 2 đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau. Ví dụ: 1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý.
Thang đo tỉ lệ - ratio scale: thang đo tỉ lệ có tất cả các đặc tính khoảng cách và thứ tự của thang đo khoảng, ngoài ra điểm 0 trong thang đo tỉ lệ là một số “thật” nên ta có thể thực hiện được phép toán chia để tính tỉ lệ nhằm mục đích so sánh. Ví dụ: 1 người 50 tuổi thì có tuổi lớn gấp đôi người 25 tuổi.
Lưu ý trong khi phân tích: SPSS gộp chung 2 thang đo khoảng và tỉ lệ lại thành một - gọi là Scale Measures (thang đo mức độ).
Với mục đích trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo khoảng cho bảng câu hỏi khảo sát của mình. Rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý và rất đồng ý.
3.2.3.8 Câu hỏi khảo sát
Theo tác giả điều quan trọng nhất trong việc xây dựng bảng câu hỏi là làm thế nào để lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các biến trong mô hình khảo sát. Chính vì vậy trong bảng câu hỏi này tác giả chỉ chọn những câu hỏi phù hợp với nội dung quản lý của các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM với nội dung rất rõ ràng và khúc chiết nhằm cho người trả lời có thể dễ dàng hiểu được mục tiêu của bảng câu hỏi và đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
Sau một quá trình khảo sát và điều chỉnh tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi xung quanh các vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Sự phân công trách nhiệm
Công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN Công tác khen thưởng
Môi trường pháp lý
Các yếu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp
Công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn Tp.HCM
Bảng 3.1 Bảng mã hóa dữ liệu
STT Mã hóa Diễn giải
PC - Sự phân công trách nhiệm
1 PC1 Sự phân cấp trong quản lý
2 PC2 Sự tách bạch về trách nhiệm giữa các cấp trong quản lý và kiểm soát
3 PC3 Thiết lập các trung tâm trách nhiệm
DL - Công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN
4 DL1 Cách thức đo lường hiệu quả công tác KTTN 5 DL2 Tiêu chuẩn đo lường hiệu quả công tác KTTN
6 DL3 Sự phù hợp với thực tế tại đơn vị trong việc đo lường hiệu quả công việc
KT - Công tác khen thưởng
7 KT1 Công tác khen thưởng được thực hiện thường xuyên 8 KT2 Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời
9 KT3 Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định của đơn vị