KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 90 - 95)

5.1 Giải pháp vận dụng KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Đặc biệt Việt nam chuẩn bị thực hiện Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP), đây là một sân chơi lớn về thương mại, có rất nhiều thuận lợi cho Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao thương với nước ngoài, nhưng cũng đầy thách thức với những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu cũ không đáp ứng được các yêu cầu của thế giới, với mặt bằng thuế quan bình đẳng nếu các DN của chúng ta không cải tiến công nghệ thay đổi và hiện đại trong quan lý để giảm giá thành, tạo ra các sản phẩm trong nước đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà của chúng ta.

Trước những thuận lợi và thách thức đó thì tất cả các ngành sản xuất không thể nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt đối với ngành điện khi đã hình thành thị trường điện trong thời gian sắp tới thì các công ty Điện lực không còn độc quyền của Nhà nước nên tính cạnh tranh về giá bán sẽ trở lên khốc liệt hơn, mặt khác tỷ lệ chi phí điện trong giá thành sản phẩm công nghiệp cũng quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm rất nhiều. Để đứng vững và thắng thế trong cạnh tranh, các Doanh nghiệp một mặt phải nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm mọi cách để giảm giá dịch vụ để giữ chân khách hàng. Mặt khác trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm, đối với ngành điện thì sự ưu đãi của tự nhiên (nguồn nước, sức gió, thời tiết mưa nắng ổn định…) góp phần không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp đây là nguồn lực chính của ngành. Do vậy các Doanh nghiệp nói chung và ngành điện nói riêng phải biết nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thay đổi và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý. Tận dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự bùng nổ về khoa học công nghệ giúp cải thiện rất nhiều trong công tác quản lý như lưới điện thông minh, trạm điện không người trực, đo xa… giúp các công ty điện lực nâng cao năng suất lao động giảm tối đa chi phí cho ngành. KTTN là một công cụ rất hữu hiệu để giúp các nhà quản trị đánh giá được hiệu quả công tác tại các bộ phận, các trung tâm trách nhiệm để có những điều chỉnh kịp thời trong điều hành sản xuất. Thông tin Kế toán quản trị nói chung KTTN nói riêng được gắn với hầu

hết các quyết định của các nhà quản trị trong quá trình lập kế hoạch kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các trung tâm trách nhiệm.

Tính hiệu quả của công tác KTTN giữ một vai trò quan trọng trong việc quản lý và quyết định sống còn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ các nhận định ở trên tác giả nhận thấy được các nhân tố chính tác động đến hiệu quả công tác KTTN

5.1.1 Sự phân cấp quản lý

Qua phân tích mức độ quan trọng của các biến độc lập thông qua hệ số beta ở chương 4, tác giả đặc biệt chú ý đến biến PC (sự phân cấp quản lý) chi phối sự thành công của công tác KTTN đến 41,39% trong toàn bộ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà tác giả đang nghiên cứu, theo tác giả cần chú trọng đầu tư, cải cách triệt để trong quản lý sẽ làm công tác KTTN hiệu quả hơn rất nhiều.

Muốn có được bộ máy làm việc hiệu quả, chủ động và phát huy tối đa tính sáng tạo trong sản xuất và điều hành thì việc phân cấp quản lý phải thật hiệu quả. Để phân cấp quản lý hiệu quả nhà quản lý phải tách bạch được các khâu trong sản xuất, có nhiệm vụ, chức năng cụ thể. Phân cấp quản lý được hiểu là sự chuyển giao hay giao bớt một phần quyền quản lý của cấp trên cho cấp dưới quản lý. Đó là sự phân giao quyền quản lý diễn ra theo chiều dọc thực hiện trong hệ thống có thứ bậc từ trên xuống dưới.

Quá trình phân cấp quản trị cần phải thực hiện như sau :

Quản trị cấp cao: Quản trị chung tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người quản trị ở cấp này gọi là nhà quản trị cấp cao nhất (chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc...)

Nội dung quản trị ở cấp cao nhất là : Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm nhận những vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân của chúng để tìm biện pháp giải quyết.

Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt những đường lối, các chính sách lớn trong doanh nghiệp.

Phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế họach chương trình hành động lớn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Xác định các nguồn nhân sự cần thiết và cung cấp kinh phí hoạt động theo yêu cầu công việc.

Lựa chọn các quản trị viên chấp hành, giao trách nhiệm, ủy quyền. Phối hợp mọi hoạt động của ban tham mưu và chức năng điều hành.

Phê duyệt chương trình kế họach nhân sự bao gồm: tuyển dụng, mức lương, thăng cấp, đề bạt, kỷ luật.

Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tổ chức . Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của các quyết định.

Sơ đồ 5.1 : Các cấp quản trị, mục tiêu, trách nhiệm

Cấp quản trị trung gian(giữa): Là một khái niệm rộng dùng để chỉ những cấp chỉ huy trung gian, đứng trên những nhà quản trị cấp cơ sở và dưới các nhà quản trị cấp cao. Với cương vị này, họ vừa quản trị các nhà quản trị cấp cơ sở thuộc quyền vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác. Ở cấp giữa có thể có nhiều cấp, điều này phụ thuộc vào loại hình tổ chức của doanh nghiệp, người làm quản trị ở cấp này là các trưởng, phó phòng; ban; các quản đốc, phó quản đốc các phân xưởng...

Nội dung quản trị:Tổ chức quản trị các hoạt động chức năng, nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được phân công nhằm thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp.

Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận, cảm nhận những khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân trong phạm vi hoạt động của mình.

Nắm vững trách nhiệm và phạm vi quyền hạn được giao, xác định các hoạt động cần thiết phải thực hiện để đạt được kết quả, đề nghị những vấn đề liên quan đến bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ.

Đề nghị những chương trình kế hoạch hành động của bộ phận và mô hình tổ chức thích hợp nhất để thực hiện công việc.

Lựa chọn nhân viên, giao công việc theo chức năng cho các thành viên, xây dựng tinh thần đồng đội và lòng trung thành, phê chuẩn các thủ tục làm việc trong phạm vi bộ phận trên cơ sở đường lối chung của doanh nghiệp.

Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của bộ phận để kịp thời uốn nắn những sai sót.

Báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo đúng sự ủy quyền.

Cấp quản trị cơ sở : Là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của quản trị trong cùng tổ chức. Người quản trị cấp này là đốc công, nhóm trưởng, tổ chức trưởng, là những người không còn cấp quản trị nào bên dưới.

Nội dung quản trị: Quản trị quá trình làm việc, các hoạt động cụ thể hàng ngày của công nhân, nhân viên trong tổ, nhóm. Với tư cách là nhà quản trị nhiệm vụ, họ là những người hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việc hàng ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà quản trị cấp cơ sở cũng thường là người trực tiếp tham gia các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên khác dưới quyền họ.

Nguồn:Tạp chí tài chính doanh nghiệp, https://voer.edu.vn/m/phan-cap-trong-

quan-tri/61a5bcef

Ngoài việc phân cấp quản lý chúng ta cần phải xây dựng cho được các TTTN để tách bạch cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Cụ thể trung tâm Trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Có được các trung tâm này nhà quản trị mới địa chỉ hóa được trách nhiệm, từ đó có các quyết định quản lý phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HẾ THỐNG TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM

TRUNG TÂM ĐẦU TƯ

Người quản lý: Hội đồng quản trị Trách nhiệm: nâng cao hiệu quả đầu tư, tối

đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá: chỉ số hoàn vốn đầu tư, lợi tức còn lại

TRUNG TÂM CHI PHÍ

1.Trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh.

Người quản lý: PTGĐ kinh doanh Trách nhiệm: Đảm bảo nhu cầu cung cấp điện và tiết kiệm giá mua, tăng giá bán bình quân

Chỉ tiêu đánh giá: Giá mua bình quân và giá bán bình quân. 2. Trung tâm chi phí thuộc khối quản lý: PTGĐ tài chính, trưởng các ban chức năng

Trách nhiệm: sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí quản lý

Chỉ tiêu đánh giá: Chi phí bộ phận quản lý

TRUNG TÂM LỢI NHUẬN

Người quản lý: Tổng Giám đốc

Trách nhiệm: tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Chỉ tiêu đánh giá: Lợi nhuận đạt được, số dư đảm phí bộ phận TRUNG TÂM DOANH THU Người quản lý: Giám đốc các công ty điện lực Trách nhiệm: tối đa hóa doanh thu bộ phận

Chỉ tiêu đánh giá: Doanh thu bộ phận

Sơ đồ 5.2 : Sơ đồ hệ thống KTTN tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM

Nếu thực hiện tốt các giải pháp về phân cấp quản lý ở trên chúng ta sẽ có được một bộ máy quản lý hiệu quả, các bộ phận trong công ty hiểu rõ được nhiệm vụ và quyền hạn của mình để thực hiện công việc được tốt hơn, hạn chế được sự chồng chéo trong chỉ đạo và xác định trách nhiệm một cách rõ ràng đến từng bộ phận, trung tâm trách nhiệm, xác định được trách nhiệm của người đứng đầu, điều này cũng phù hợp với chủ đề chung của các Công ty điện lực trong công tác sản

xuất kinh doanh năm 2016 đó là ‘ thực hiện văn hóa trách nhiệm’. Từ đó giúp cho công tác KTTN hoạt động được hiệu quả hơn trong việc xác định trách nhiệm của các cá nhân bộ phận liên quan giúp nhà quản lý có các điều chỉnh kịp thời về con người và tổ chức cho phù hợp, việc phân cấp quản lý tốt giúp các bộ phận nâng cao năng suất lao động và có nhiều động lực để phấn đấu.

Từ hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa ở trên là (+ 0.485) của biến PC quan hệ cùng chiều .Tác giả nhận thấy nếu chúng ta phân cấp quản lý đạt hiệu quả như trên đã phân tích là đúng mục tiêu và trách nhiệm cụ thể thì hiệu quả công tác KTTN được nâng lên 0.485 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 90 - 95)