0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phân cấp trong quản lý(Decentralizing)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​ (Trang 31 -32 )

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3 Nội dung tổ chức KTTN

2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing)

Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp và cấp dưới đó chỉ ra quyết định trong phạm vi của mình. Tùy theo từng Doanh nghiệp, mức độ phân chia có thể khác nhau gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền quyết định có thể nhiều hay ít.

Mỗi cấp độ sẽ có người quản lý riêng và có thể thuộc về một trong các trung tâm từ thấp đến cao như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Người quản lý sẽ điều phối các nguồn lực và hoạt động của trung tâm mình để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên đã giao.

Có nhiều cách phân loại quản lý mà chủ yếu là phân chia theo chức năng kinh doanh, theo sản phẩm sản xuất kinh doanh và theo khu vực địa lý. Đối với các doanh nghiệp phân chia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban như tiếp thị, nghiên cứu phát triển và tài vụ,…Đối với cách phân chia theo sản phẩm và khu vực địa lý, thường mỗi sản phẩm kinh doanh đó gắn với các đầu vào và đầu ra riêng để xác định hiệu quả kinh doanh của nó.

Khi tiến hành phân cấp quản lý nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiều cấp sẽ có thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền quyết định vào một nơi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, Vì thế nhà quản lý cần cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện phân cấp đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​ (Trang 31 -32 )

×