Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 108 - 111)

Các doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của KTTN để có sự đầu tư thích đáng, cần phải có sự phải hợp đồng bộ giữa nhà quản trị và đội ngũ nhân viên kế toán, thông tin KTTN cần phải được quan tâm xử lý đúng qui định; khi đó thông tin KTTN mới thực sự đi vào cuộc sống đi vào công tác quản trị của doanh nghiệp. Để công tác KTTN trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý doanh nghiệp cần xây dựng những qui trình qui định nội bộ có sự thống nhất phối hợp giữa Nhà quản trị và bộ phận kế toán. Ngoài ra để công tác KTTN được vận hành hoàn hảo và trở thành công cụ hữu ích cho công tác quản lý doanh nghiệp cần phải thực hiện ngay những việc sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức và trình độ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp về KTTN. Hiểu được tầm quan trong của thông tin KTTN đối với các quyết định quản lý, sự tồn tại của KTTN là do nhu cầu thông tin KTTN của nhà quản trị. Hiện nay, các nhà quản trị thường hoạch định kinh doanh hoặc ra quyết định kinh doanh hoặc các quyết định về nhân sự nhìn chung đều không dựa trên các thông tin kế toán cung cấp, mà chủ yếu dự vào bản lĩnh, kinh ngiệm, cảm tính và thói quyen

của nhà quản trị chứ không cần xem xét chi tiết các chỉ tiêu do KTTN cung cấp. Các nhà quản trị thường chỉ cho rằng vai trò quan trọng của hệ thống kế toán là thực hiện các yêu cầu do nhà nước qui định, hoặc kế toán chỉ thực hiện theo các qui định đã có sẵn, ghi chép và cung cấp thông tin thống kê, họ chư thấy được vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Chính vì vậy phải xây dựng các kênh thông tin để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của KTTN, thấy được sự cần thiết trong thông tin KTTN đối với các quyết định quản lý của mình.

Thứ hai: để KTTN phát huy tốt đuộc vai trò của mình doanh ngiệp cần chú trọng chuẩn bị và xây dựng mô hình doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin KTTN, cụ thể:

Xây dựng mô hình quản lý với sự phân cấp tách bạch quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phần. Xác định các trung tâm trách nhiệm một cách đày đủ và rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn

Xây dựng các thước đo mức độ hoàn thành càng chi tiết càng tốt và thể hiện trực quan dễ thấy, dễ hiểu và dễ thực hiện từ đó giúp nhà quản trị có các quyết định chính xác và công bằng. Đó hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu, định mức, các dự toán hoạt động…

Trong hoạt động điều hành không thể thiếu việc động viên khen thưởng các cá nhân đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ để khích lệ toàn doanh nghiệp cố gắng phấn đấu hoàn thành mục tiêu của nhà quản trị đã hoạch định. Công tác khen thưởng cần phải thực hiện thường xuyên, kịp thời và công bằng đúng người, đúng việc. Cần phải xây dựng qui chế về công tác khen thưởng với sự thống nhất của tất cả người lao động, bộ phận công đoàn trong toàn công ty để tạo động lực cho người lao động.

Cuối cùng là để công tác KTTN được thực hiện được tốt doanh nghiệp cần xây dựng bộ qui chế quản lý nội bộ, các qui định và định mức đồng thời phổ biến rộng rãi trong toàn công ty để mọi người đều hiểu và áp dụng. Hàng năm tổ chức kiểm tra việc áp dụng các qui định để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi bổ sung các vấn đề còn hạn chế của các qui trình qui định.

Thứ ba: Nâng cao trình độ cho bộ phân nghiệp vụ kế toán và đặc biệt là người làm công tác KTTN để từ đó đội ngũ này phát huy cao tính sang tạo, chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế toán theo mục tiêu kế toán tài chính và KTTN đảm bảo vửa tuân thủ chuẩn mực kế toán đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin KTTN của các bên lien quan.

Doanh nghiệp cần thường xuyên liên lạc với các tổ chức đào tạo để cập nhật các kiến thức mới, tiên tiến về KTTN cho kế toán viên để ngày một nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp.

Để Công tác KTTN phát huy tối đa hiệu quả, các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần hiểu rằng: Hệ thống KTTN đưa ra các chỉ tiêu, các cơ sở để đánh giá hiệu quả của các bộ phận, các nhà quản lý bộ phận. Do đó ảnh hưởng đến thái độ của các nhà quản lý bộ phận. Hệ thống KTTN bao gồm hai mặt là thông tin và trách nhiệm. Vì vậy, tùy thuộc vào việc sử dụng hai mặt này mà thái độ của người quản lý sẽ khác nhau. Khi hệ thống KTTN quá nhấn mạnh đến mặt đánh giá trách nhiệm của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tiêu cực, thay vì tìm ra nguyên nhân, thì họ lại tìm ra cách đối phó và hoài nghi về hệ thống đánh giá. Nhưng khi hệ thống này chú trọng đến mặt thông tin thì ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tích cực, họ sẽ giải thích nguyên nhân dẫn đến các kết quả của bộ phận và tìm ra các biện pháp khắc phục để kết quả của bộ phận ngày càng cải thiện hơn.

Tóm lại qua thực tiễn vai trò của KTTN đã có những hiệu quả chứng minh rõ ràng tại các nước phát triển như ở Mỹ, châu âu đặc biệt qua các tập đoàn lớn đa quốc gia mà trong luận văn này đã nhắc đến như tập đoàn Dupont, abbot, tại đây thông tin KTQT nói chung và KTTN nói riêng là những thông tin được cung cấp thường xuyên lien tục cho quá trình điều hành, mọi quyết định điều hành quản lý doanh nghiệp trong kinh doanh hoặc chiến lược kinh doanh tại các tập đoàn này đều không thể không nghiên cứu cứu từ các thông tin KTTN. Trong khí đó các doanh nghiệp ở nước ta đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không hoặc ít quan tâm đến thông tin kế toán nói chung và KTTN nói riêng. Các công ty điện lực trên địa bàn thành phố HCM cũng chưa quan tâm nhiều đến thông tin KTTN trong quyết

định điều hành, chỉ ở cấp tổng công ty thì thông tin KTTN đã được quan tâm tại một số mảng trong hoạt động kinh doanh như để kiểm soát chi phí tại các bộ phận, thông qua việc xây dựng các định mức chi phí, các bộ phận đang thực hiện các báo cáo KTTN nhưng lại không biết được ý nghĩa của nó mà thực hiện mang tính chất thống kê và thường cập nhật số liệu không được chuẩn xác làm sai lệch thông tin. Quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN đã cho thấy yếu tố con người trong việc tổ chức KTTN là quan trọng nhất, cần phải được thay đổi nhận thức để có nhận thức đúng giúp cho việc đưa KTTN ngày càng được đi vào thực tiễn trong công tác quản lý của Doanh nghiệp. Vậy để thực hiện được mong muốn của nghiên cứu này, để công tác KTTN ngày một tốt hơn cần thiết phải thay đổi cái gốc của vấn đề đó chính là nhân tố “ con người”, để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi đầu tiên là sự nhận thức, có nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng, đó là vấn đề đào tạo, phổ biến tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức KTTN cho người làm kế toán và các cấp quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 108 - 111)