Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3 Nội dung tổ chức KTTN

2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý

- Thứ nhất, người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc do san sẽ cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình để tập trung vào thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu lớn hơn cho Doanh nghiệp như đầu tư thời gian đề ra những công việc mang tính chất chiến lược lâu dài.

- Thứ hai, nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính sự phân quyền trong quản lý mà các bộ phận có thể chủ động tiếp cận các thông tin và phản hồi nhanh chóng. Các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh…Điều này giúp các nhà quản trị thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, vốn là một thuộc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường.

- Thứ ba, phát triển những nhà quản lý cấp thấp hơn. Nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý mới để kế thừa. Cấp dưới có thể tập trung học tập, rèn luyện, nâng cao nghiêp vụ tích lũy kinh nghiệm khi thực hiện các công việc, quyết định của mình.

- Thứ tư, cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp với môi trường hoạt động. Bởi nếu các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô kinh doanh lớn, thị trường và thị phần rộng mở thì nhất thiết có nhiều nhân sự quan trọng cùng gánh vác trách nhiệm và ngược lại. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức có thể điều chỉnh để thích nghi với môi trường kinh doanh một phần là nhờ vào việc phân cấp đó.

- Thứ năm, phân quyền phục vụ tốt hơn cho việc ra quyết định. Qua các lợi ích được nêu trên cho thấy sự phân quyền trong quản lý có thể giúp cho việc ra quyết định được nhanh chóng, kịp thời và hữu hiệu hơn. Các cấp dưới có điều kiện tiếp cận thông tin, phát huy được tính chủ động và tự rèn luyện kỷ năng của mình trong quá trình ra quyết định. Cấp trên có thể tập trung vào quyết định cho các mục tiêu mang tầm chiến lược chung của công ty.

- Thứ sáu, khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn, từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn DN. Khi kết quả thực hiện của mỗi bộ phận, mỗi con người trong tổ chức được xác định và thừa nhận một cách rõ rang sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó tạo môi trường thi đua tích

cực và lành mạnh giữa các cá nhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được các chỉ tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)