0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Tổng quan về ngành điện việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​ (Trang 63 -64 )

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về ngành điện việt nam

Ngành điện Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia, sự phát triển của nghành điện gắn liền với tốc độ phát triển của đất nước. Trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể thiếu sự đóng góp tích cực của ngành điện. Ngành điện đã từng bước cải thiện phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tiêu thụ điện tại Việt Nam tiếp tục gia tăng qua từng năm do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Về cơ cấu tiêu thụ điện, công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện năng nhiều nhất với tốc độ tăng từ 47.4% lên đến 52% tổng sản lượng tiêu thụ điện tương ứng trong năm 2006 và 2010, giai đoạn 2010-2015 tốc độ phát triển có chậm lại tuy nhiên về cơ cấu thì điện phục vụ cho công nghiệp, sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ tăng trưởng đều. Tiêu thụ điện hộ gia đình chiếm tỉ trọng lớn thứ hai nhưng có xu hướng giảm nhẹ do tốc độ công nghiệp hoá nhanh của Việt Nam, từ 42.9% năm 2006 thành 38.2% năm 2010. Phần còn lại dịch vụ, nông nghiệp và các ngành khác chiếm khoảng 10% tổng sản lượng tiêu thụ điện năng.

Tốc độ tăng của tiêu thụ điện vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng ký. Ví dụ trong thời gian 1995-2005 tốc độ tăng tiêu thụ điện hàng năm là hơn 14.9% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ là 7.2%. Tốc độ tăng tiêu thụ điện cao nhất thuộc về ngành công nghiệp (16.1%) và sau đó là hộ gia đình (14%)

Theo Tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu điện của Việt Nam tiếp tục tăng từ 14-16%/năm trong thời kỳ 2011-2015 và sau đó giảm dần xuống 11.15%/năm trong thời kỳ 2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021- 2030.

Về thị trường điện, tập đoàn điện lực quốc gia Việt nam (EVN) vẫn là đơn vị chủ yếu cung cấp điện cho nền kinh tế - Xã hội. EVN nắm giữ hơn 71% tổng lượng điện sản xuất, nắm toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.

Thuận lợi: Tốc độ tăng trưởng của ngành cao và ổn định: Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân trên 7%/năm, tốc độ tăng trưởng

công nghiệp trung bình trong 5 năm qua tăng 15%. Do vậy mặc dù đã có tổng sơ đồ quy hoạch điện VI tuy nhiên dự báo tình trạng cung không đủ cầu trong ngành điện sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Hiện tại sản lượng điện bình quân đầu người ở nước ta chỉ khoảng 850kwh/người/năm thấp hơn nhiều so với Thái Lan 1.700 Kwh/năm và đứng ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Thậm chí nếu so với con số 10.000- 15.000 kwh/người ở các nước phát triển thì chúng ta còn một khoảng cách rất xa mới có thể đạt được.

Khó khăn: Vẫn chịu sự điều tiết của nhà nước: Mặc dù đã có đề án cải cách ngành điện, tuy nhiên hiện tại và trong tương lai gần giá bán điện sẽ vẫn chịu sự điều tiết của nhà nước. điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​ (Trang 63 -64 )

×