Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 76 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.4. Đánh giá chung về việc phát triển sản phẩm thẻ tại Agribankch

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên:

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan:

Các công tác tuyên truyền, phổ biến về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nƣớc còn nhiều hạn chế: có một thực tế là, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những quy định về quản lý tiền mặt đã từng đƣợc sử dụng trƣớc đó đều bị loại bỏ. Do vậy, tiền mặt đã nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đồi tƣợng và phạm vi sử dụng. Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy, lƣợng cung tiền mặt trong lƣu thông ở các nƣớc phát triển chỉ là 10-25%, ở các nƣớc đang phát triển là 75 – 90%; nhƣng tại Việt Nam, việc tiêu dùng cá nhân đƣợc thực hiện bằng tiền mặt cao tới mức giật mình: trên 99%. Theo một thống kê khác, giá trị thanh toán của các loại thẻ chiếm chƣa tới 1% tổng giá trị thanh toán, yếu nhất so với các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác (UNC, UNT, Séc…). Thói quen này lại củng cổ thêm sự ngộ nhận của các nhà hoạch định chính sách đối với kinh tế thị trƣờng.Đó là, trong kinh tế thị trƣờng thì nhà nƣớc không thể bắt ép các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải sử dụng phƣơng thức thanh toán này hoặc phƣơng thức thanh toán khác trong thanh toán.Khi họ đã có tiền thì việc sử dụng tiền mặt, séc… để thanh toán cho nhau là quyền của ngƣời có tiền. Do vậy, tình trạng của một nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu, Nhà nƣớc không quản lý và kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, giữa các tầng lớp dân cƣ với nhau nhƣ thế nào, mà cứ để cho họ tự lựa chọn lấy hình thức thanh toán nào mà họ thấy phù hợp. Mặt khác, hiện chƣa có các chế tài, quy định, văn bản đủ mạnh và phù hợp cần thiết để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong lƣu thông.

Việt Nam vốn là một nền kinh tế sản xuất nhỏ, nền kinh tế tiều nông, phần lớn dân số sống ở nông thôn, thu nhập thấp: tại các thành phố, thị xã thì buôn bán nhỏ lẻ là chủ yếu, ngƣời công nhân và ngƣời hƣởng lƣơng cũng có thu nhập thấp, chỉ đủ cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết hàng tháng. Mặt khác, nƣớc ta lại trải qua nhiều biến động của lịch sử nhƣ chiến tranh, di dân, thiên tai…nên việc cất trữ và chi dung tiền mặt nhƣ vàng, ngoại tệ là điều dễ hiểu. Nhƣng đây cũng chỉ là nguyên nhân gián tiếp góp phần làm cho tình trạng sử dụng tiền mặt trong thanh toán của nƣớc ta ngày càng tăng lên.

Một nguyên nhân nữa là sự hợp tác của các cơ quan, đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ thiếu chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng. Các đơn vị và tổ chức có nhu cầu thu chi bằng tiền mặt lớn, ổn định nhƣ: Kho bạc Nhà nƣớc, bảo hiểm, thuế, điện lực… có tâm lý ƣa thích chi thu trực tiếp bằng tiền mặt hơn là chấp nhận dịch vụ thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng.

Về khó khăn trong việc phát triển mạng lƣới các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ: Công tác phát triển đại lý còn gặp nhiều khó khăn, do các đại lý có tâm lý thích đƣợc thanh toán bằng tiền mặt hơn, mức phí chiết khấu ngân hàng đƣa ra theo họ là quá cao làm giảm lợi nhuận vì họ chƣa ý thức đƣợc những lợi ích mà thanh toán thẻ đạt đƣợc. Nếu có chấp nhận thanh toán thẻ, họ thƣờng áp đặt những phụ phí bằng hoặc lớn hơn mức chiết khấu mà ngân hàng đƣa ra, nên ít khách hàng muốn thanh toán thẻ.

Công nghệ ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam còn rất lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động thanh toán còn nghèo nàn, kém hiệu quả. Hạn chế về công nghệ cũng do nguồn vốn đầu tƣ cho công nghệ ngân hàng của các NHTM ở Việt Nam còn rất nhỏ bé trong khi kinh phí đầu tƣ trong thiết bị công nghệ lại quá cao.

Đối thủ cạnh tranh: Sau một thời gian dài bỏ ngỏ thị trƣờng thẻ, thì các ngân hàng đã bắt đầu tập trung phát triển sản phẩm thẻ. Trƣớc sự ra đời ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài với lợi thế về vốn, công nghệ, phƣơng thức quản lý và sự học hỏi kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc…sẽ là áp lực rất lớn với các ngân hàng Việt Nam, nhất là với NHNo&PTNT Việt Nam khi bị xem là ngƣời đi sau trong thị trƣờng thẻ.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhiều khó khăn. Công tác đào tạo phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự luôn đƣợc hi nhánh đặt lên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh của toàn Ngân hàng. Trong thời gian qua, mặc dù ngân hàng đã có rất nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự, nhƣng thực tế ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn: tình hình nhân sự có nhiều biến động, chế độ đãi ngộ nhân viên chƣa cao, chƣa khuyến khích nhân viên làm việc. Trình độ quản lý, điều hành, sử dụng các thiết bị ngân hàng hiện đại của các cán bộ ngân hàng nƣớc ta còn hạn chế. Số lƣợng cán bộ ngân hàng có khả năng thiết kế, vận hành hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng còn ít và chủ yếu tập trung ở các sở giao dịch, các ngân hàng lớn ở đô thị và các thành phố lớn. Nhiều khi cán bộ đã đƣợc đào tạo về nghiệp vụ thẻ nhƣng lại bị điều sang bộ phận khác dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, ngƣợc lại những cán bộ mới chƣa nắm vững nghiệp vụ, thao tác sai quy trình làm ảnh hƣởng đến uy tín Ngân hàng, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến khách hàng. Việc thiếu nguồn nhân lực đƣợc đào tạo bài bản về công nghệ thông tin là nguyên nhân gây khó khăn đối với việc đổi mới công nghệ ngân hàng ở Việt Nam, trong khi thẻ thanh toán là một sản phẩm thanh toán đƣợc phát hành dựa trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại.

- So với nhiều ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam thì mức lƣơng của cán bộ Agribank còn thấp. Đây cũng là lý do khiến ngân hàng bị mất nhiều cán bộ có năng lực. Ngoài ra, sự thiếu hiệu quả trong thông tin nội bộ, trong việc phối hợp giữa bộ phận thẻ với các bộ phận khác trong ngân hàng nhiều khi cũng gây khó khan cho nhân viên bộ phận thẻ khi phục vụ khách hàng.

- Kinh phí để đầu tƣ lắp đặt những thiết bị công nghệ hiện đại còn hạn chế. Với năng lực tài chính tăng khá nhanh và vững chắc, trong 5 năm qua nhờ sự ủng hộ của Chính phủ, NHNN và Bộ tài chính, vốn điều lệ của Agribank đã tăng 3 lần (từ 2.200 tỷ đồng lên trên 6.500 tỷ đồng xấp xỉ 450 triệu USD).

+Theo lộ trình đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, các biện pháp tăng vốn sẽ đƣợc áp dụng mạnh mẽ hơn, Agribank phấn đấu cuối năm 2014 đạt mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, vốn điều lệ/tổng tài sản có rủi ro = 8%.

+ Nhƣng kinh phí lắp đặt các thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ thanh toán còn hạn chế: thiết lập các Terminal đầu cuối nhƣ máy rút tiền ATM hay máy POS đặt tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ là quá lớn. Cho đến nay, thẻ ATM của Agribank hầu nhƣ chỉ thực hiện mỗi chức năng rút tiền mặt và chuyển khoản.

+ Các chƣơng trình quản lý mạng hệ thống chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng, công nghệ thông tin gia tăng chƣa gắn với nâng cao năng suất lao động, giảm tải lao động thủ công.

+ Chính sách khuyến khích các đơn vị chấp nhận thẻ Agribank chƣa hiệu quả so với các ngân hàng khác. Các ngân hàng nhƣ Hongkongbank hƣởng lại cho đơn vị dƣới dạng % trên doanh số (một hình thức của việc giảm phí) khi họ nộp hoá đơn thanh toán thẻ đạt mức thanh toán nào đó; ngân hàng ANZ cho các khách hàng là đại lý thanh toán vay vốn với lãi suất ƣu đãi, thủ tục dễ dàng hơn.

- Chính sách Marketing, quảng cáo dịch vụ sản phẩm thẻ ATM của Agribank chƣa đƣợc thực hiện một cách bài bản, có hệ thống.

+ Đến nay, Agribank chƣa có hoạt động chuyên sâu nào về sản phẩm thẻ, công tác quảng cáo chủ yếu dựa vào các ấn phẩm thông thƣờng nhƣ: báo cáo thƣờng niên, tờ rơi, lịch mà chƣa có các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sâu rộng, tập trung vào đối tƣợng khách hàng mục tiêu cho từng sản phẩm thẻ. Công tác phân đoạn thị trƣờng và khách hàng chƣa đƣợc đầu tƣ thoả đáng, ngân hàng chƣa có những sản phẩm thẻ dành riêng cho từng loại khách hàng với những nhu cầu khác nhau, mẫu mã các sản phẩm còn đơn giản, chƣa ấn tƣợng.

+ Việc quảng cáo để tạo ra một hình ảnh thống nhất tại các địa điểm đặt máy ATM chƣa thực hiện một cách triệt để, do đó chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng với khách hàng khi đến giao dịch các lần sau, thực hiện chiến dịch khuyến mại đôi khi chƣa đúng chủ trƣơng của Agribank Việt Nam, không thực hiện việc phân loại khách hàng tiềm năng; khuyến mại tràn lan nên dẫn đến tình trạng khách hàng mặc dù đăng ký phát hành thẻ, xong lại không đến nhận thẻ.

- Thủ tục mở tài khoản còn nhiều bất cập cần giải quyết, báo có, thanh toán còn gặp nhiều khó khăn, khiên cho việc phục vụ khách hàng chƣa đƣợc nhanh chóng, thuận tiện. Mặt khác, hiện nay Agribank vẫn yêu cầu khách hàng nộp tiền để đảm bảo số dƣ tối thiểu trên tài khoản khi làm thủ tục mở tài khoản trong khi các ngân hàng khác đã từ bỏ yêu cầu này.

- Tìm ra đƣợc các nguyên nhân của những tồn tại sẽ giúp ngân hàng có những giải pháp để khắc phục. Hệ thống Agribank Việt Nam nói chung và Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng là những thành viên mới của thị trƣờng thẻ Việt Nam, do vậy có nhiều hạn chế, khó khăn. Nhƣng nếu khắc phục đƣợc những tồn tại, khó khăn trên thì chắc chắn Agribank chi nhánhBắc Hà Nội sẽ đạt đƣợc những kết quả khả quan trong kinh doanh sản phẩm thẻ trong thời gian tới.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)