Kiến nghị Chính phủ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 91 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm thẻ tạ

4.3.1. Kiến nghị Chính phủ:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý (hệ thống cơ sở pháp lý) trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt:

Môi trƣờng pháp lý có vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng thẻ Ngân hàng, là cơ sở đảm bảo thanh toán ổn định, an toàn, phát triển. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý là một vấn đề vô cùng cần thiết để thẻ ngân hàng

thực sự trở thành một phƣơng tiện thanh toán phổ biến ở Việt Nam.Bởi lẽ luật pháp là yếu tố phức tạp, tác động đến tất cả các mối quan hệ thuộc mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Hiện nay, ở các nƣớc phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt không còn là dịch vụ đặc quyền của các NHTM. Các doanh nghiệp cũng có quyền cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng của mình bằng cách phát hành thẻ nhƣ thẻ điện thoại, thẻ siêu thị, thẻ xe buýt, thẻ xe taxi… Đối với những nƣớc phát triển, vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều hành và hỗ trợ phát triển thị trƣờng thẻ là rất lớn.Theo đó, luật pháp đƣợc xem là công cụ tất yếu không thể thiếu để Nhà nƣớc hình thành thói quen thanh toán, giao dịch bằng thẻ của xã hội.

Hoạt động thanh toán thẻ đã đƣợc áp dụng tại Việt Nam vào những năm 90 nhƣng tới nay một hành lang pháp lý tạo cơ sở trong quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là thanh toán thẻ thật sự vẫn chƣa đảm bảo. Có thể nhận thấy rằng thanh toán trong dân cƣ có sự phức tạp và không ổn định, khi thanh toán là thực chất đụng đến quyền lợi của bản thân bên thanh toán và bên thụ hƣởng. Vì vậy, việc xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế có thể giao dịch thuận lợi, dễ dàng phi tiền mặt thông qua thẻ ngân hàng là thực sự cần thiết. Muốn vậy, Chính phủ cần:

+ Xác định và thống nhất quan niệm để hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

+ Nhanh chóng điều chỉnh và ban hành các văn bản mang tính pháp lý cao, mang tính tƣơng đối chi tiết, cụ thể về mặt nghiệp vụ nhằm bảo đảm một hành lang pháp lý cao hơn, khả thi hơn và thống nhất hơn, góp phần tạo thuận lợi cho thị trƣờng thanh toán, giúp các nhu cầu có khả năng thanh toán đƣợc thực hiện trong một nền kinh tế đang hƣớng đến sự năng động và hiệu quả.

+ Sớm ban hành văn bản pháp quy về vi phạm và khối lƣợng giá trị đƣợc thanh toán bằng tiền mặt.

+ Thực thi một cách nghiêm minh Luật giao dịch điện tử, nhanh chóng ban hành Luật thanh toán, các văn bản dƣới dạng luật để xử lý tổng thể phạm vi và đối tƣợng thanh toán, các hệ thống thanh toán tạo ra những kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích các giao dịch thông qua thẻ.

+ Xây dựng những chính sach nhằm can thiệp và quy định những ngành tiên phong trong việc sử dụng thẻ trong nghiệp vụ thanh toán, phối hợp lẫn nhau giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong việc trả lƣơng qua thẻ, vai trò của các công ty điện báo, điện thoại trong việc cung ứng đƣờng truyền, tín hiệu truyền - nhận thông tin và kế hoạch phát triển hệ thống viễn thông truyền dẫn số liệu, thông tin – thông báo kết quả giao dịch.

Nhà nƣớc xây dựng những chính sách nhằm đứng ra tổ chức quản lý, kiểm soát mạng lƣới tự phục vụ (ATM, EDC/ POS) và liên kết với các hệ thống EFT khắc nhằm đảm bảo bình đằng cho những chủ thể tham gia kinh doanh, tránh hiệu ứng thuế thu nhập đối với các điểm bán hàng sử dụng POS.

- Xây dựng chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh sản phẩm thẻ ở Việt Nam:

Trong đời sống kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, kể cả những nƣớc phát triển, tiền mặt vẫn là phƣơng tiện thanh toán không thể thiếu trong tiêu dùng. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ phát triển và công nghệ, thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng tài chính mà nhu cầu và mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán ở các nƣớc có sự khác nhau. Vì vậy, việc thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt đã tồn tại qua bao đời nay đối với ngƣời dân Việt Nam không thể tiến hành một sớm một chiều mà phải từng bƣớc điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, Chính phủ cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để khuyến khích ngƣời dân giác ngộ về cái lợi của việc giao dịch thanh toán

không dùng tiền mặt.Điều trƣớc tiên mà Chính phủ phải tiến hành trong chính sách khuyến khích ngƣời kinh doanh thẻ đó là nhanh chóng dứt điểm việc chi trả Ngân sách Nhà nƣớc bằng tiền mặt.Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, Chính phủ sẽ làm gƣơng cho xá hội.Bên cạnh đó, Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân thích chi trả phí tiền mặt thông qua thẻ Ngân hàng.Ở hầu hết các mặt hàng trong nền kinh tế, chính phủ thƣờng xuyên khuyến khích tiêu dùng thông qua những chính sách ƣu đãi nhất định.Chẳng hạn khuyến khích các ngân hàng đầu tƣ sản phẩm thẻ thông qua chính sách giảm thuế.Chính phủ nên có chính sách thuế thoả đáng đối với mặt hàng thẻ tạo cơ hội cho các ngân hàng thực hiện giảm giá thành dịch vụ thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển sản phẩm thẻ ngân hàng tại Việt Nam.

Thêm vào đó, Chính phủ có thể khuyến khích ngƣời dân trong nƣớc sử dụng thẻ qua việc mở tài khoản cá nhân ở các ngân hàng (vì đây là điều kiện tiên quyết để tạo cơ sở thanh toán thẻ).Cụ thể, Nhà nƣớc thực hiện việc chi trả lƣơng, thƣởng cho cán bộ công nhân viên qua hệ thống tài khoản cá nhân ở các Ngân hàng. Đồng thời, cũng nên có quy định khi trả tiền lƣơng, tiền công vƣợt quá một mức theo quy định thúê thì cũng phải thực hiện việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản.

- Phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán điện tử nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng:

Có thể nhận thấy rằng, việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không phải là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà là vấn đề mang tính chiến lƣợc quốc gia. Vì vậy, Nhà nƣớc cần chú trọng đầu tƣ cho lĩnh vực này, nhanh chóng đƣa Việt Nam theo kịp tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày nay.

Thanh toán điện tử nói chung và thanh toán thẻ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ viễn thông của các quốc gia. Do đó, Nhà nƣớc đặc biệt là Bộ thông tin và Truyền thông cần có chiến lƣợc đầu tƣ thích hợp vào cơ sở hạ tầng viễn thông để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thanh toán điện tử cũng nhƣ hoạt động thanh toán thẻ theo hƣớng nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Bộ Thông tin và Truyền thông cần hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc cung ứng đƣờng truyền, tín hiệu truyền, nhận tin và có kế hoạch phát triển hệ thống vệ tinh trong truyền dẫn số liệu của toàn ngành ngân hàng.

Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triển thanh toán qua Internet, Mobile.. Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ, kết nối các hệ thống máy tính ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM của các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 91 - 95)