Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 87 - 89)

V. Phương pháp phân vùng kinh tế.

4. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tỷ lệ đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% hiện nay lên 40-41% vào năm 2010 và 43-44% vào năm 2020, đồng thời giá trị xuất khẩu bình quân đầu người /năm cũng tăng từ 1.493 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà-Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, sẽ trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước.

Dự kiến thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ chất lượng cao về các mặt viễn thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch của cả nước và có tầm quốc tế. Đến năm 2010, công nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, hướng xuất khẩu từng bước phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005, giá trị sản xuất phần mềm tại đây sẽ tăng lên khoảng 1.800 tỷ đồng (tương đương 150-160 triệu USD).

Tiếp tục hoàn thành nâng cấp quốc lộ 50, 20, 22B, tuyến N2…sớm đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ; hiện đại hoá ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; năm 2010 hoàn thành phương án di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội thành. Từng bước đầu tư xây dựng cảng Thị Vải, cảng Cái Mép để đảm bảo nhu cầu vận tải của các khu vực phía Nam và là cửa ngõ ra biển của đường xuyên Á.

Giai đoạn 2006-2010, các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu sẽ được xây dựng cùng với việc xây dựng hệ thống đường sắt kết nối cảng biển với các khu công nghiệp trên hành lang đường 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Hình thành các khu đô thị mới có quy mô dân số khoảng 70-100 vạn dân ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Dĩ An-Tân Uyên (Bình Dương), Tam Phước, Nhơn trạch (Đồng Nai), Khu đô thị mới tại vùng giápác địa phương trong vùng phối hợp qui hoạch, đề ra kế hoạch khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và toàn vùng kinh tế trọng điểm, trên cơ sở phát triển hiệu quả, toàn diện các khu vực đồng bằng, ven

biển và kinh tế biển trong thế liên kết với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL và hợp tác với các địa phương vùng khác trong cả nước đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế; tạo chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn so với bình quân cả nước. Dự kiến, đến năm 2010 khu vực nông lâm thủy sản trong vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL chiếm 29,4% và giảm xuống 15% vào năm 2020 ; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 28,7% năm 2010 và tăng lên 40% năm 2020 ; khu vực dịch vụ chiếm 41,9% năm 2010 và tăng lên 45% năm 2020; tỷ lệ đô thị hoá vùng kinh tế trọng điểm từ 30,2% năm 2007 lên 33,8% vào năm 2010 và đạt 46% năm 2020.

Các giải pháp cụ thể được 4 tỉnh, thành nói trên đề ra là: phát triển ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 MW – 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông để kết nối vùng kinh tế trọng điểm với vùng Đông Nam Bộ, các vùng khác của cả nước và khu vực cũng như kết nối các đô thị lớn trong vùng, trước hết là các công trình có liên quan đến phát triển vùng như Quốc lộ L 1A, đường N1, N2, hệ thống đường trên đảo Phú Quốc, các cảng hàng không; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư bằng các hình thức BT, BOT một số công trình như đường cao tốc, xây dựng cảng, nạo vét luồng sông; nâng mức hỗ trợ cho các địa phương, cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu tại các địa phương; đầu tư mạnh phát triển nhân lực kỹ thuật cao. ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 87 - 89)

w